Những phát minh trong y học của người Việt mang tầm thế giới

(Baonghean.vn) - Máy cứu ngải và viên thuốc ngải cứu dành cho người thu nhập thấp, xe lăn điều khiển thông qua ý nghĩ dành cho người khuyết tật, người già vĩnh viễn không cần đeo kính hay tạo tế bào gốc từ màng cuống rốn là những phát minh đầy tâm huyết của các bác sỹ người Việt luôn hết lòng vì bệnh nhân. Những phát minh này khiến cả thế giới phải "ngả mũ".

» Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân
 

Máy cứu ngải có giá trị kinh tế cao

Bằng tấm lòng của một lương y và với mong muốn “ai cũng có thể là thầy thuốc của chính mình” nên chiếc máy cứu ngải và viên thuốc ngải cứu Khánh Thiện là kết tinh của 14 năm miệt mài nghiên cứu và thử nghiệm trên chính cơ thể của lương y Phạm Thị Chẵn.

Máy cứu ngải và viên thuốc ngải cứu được Hội đồng các nhà khoa học và các Chuyên gia nước ngoài đánh giá là mẫu sáng chế tích hợp được cả kiến thức khoa học hiện đại và truyền thống, vừa khắc phục được những nhược điểm còn hạn chế của cách làm thủ công trước đây, lại vừa kế thừa được phương pháp điều trị bệnh truyền thống của ông cha ta...

Lương y Phạm Thị Chẵn thao tác sử dụng máy cứu ngải điều trị bệnh. Ảnh: Internet
Lương y Phạm Thị Chẵn thao tác sử dụng máy cứu ngải điều trị bệnh. Ảnh: Internet

Không chỉ giúp duy trì gìn giữ tập quán chữa bệnh dân gian, một nét văn hóa lâu đời của Y học phương Đông, máy còn giúp cộng đồng tiết kiệm được rất nhiều thời gian, không tốn kém tiền bạc mà vẫn đạt được hiệu quả điều trị bệnh rất cao, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Máy cứu ngải và viên thuốc ngải cứu Khánh Thiện được cấp bằng độc quyền sáng chế, độc quyền kiểu dáng công nghiệp và độc quyền về nhãn hiệu. Đây là sản phẩm đầu tiên có trên Thế giới. Sản phẩm đã được thẩm định kỹ thuật tại Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và được Bộ Y tế cấp phép cho lưu hành sản phẩm trên toàn quốc.

Tại Diễn đàn Đổi mới Khoa học Công nghệ hướng tới người thu nhập thấp, tổ chức tháng 11/2014 tại Hà Nội, sản phẩm máy cứu ngải và viên thuốc ngải cứu đã đạt được những tiêu chuẩn của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề ra là: “…từ ý tưởng sáng tạo, sáng kiến trở thành sản phẩm cụ thể đo được, đếm được, bán được…”.

Xe lăn điều khiển thông qua ý nghĩ của con người

Cuối tháng 8/2012, trang web News.com.au công bố GS.TS Hùng Nguyễn - người gốc Việt làm việc tại ĐH Sydney (Australia) và các cộng sự đã chế tạo thành công chiếc xe lăn thông minh.

Xe lăn được thiết kế có chức năng như một robot chuyển động có thể tránh các chướng ngại vật nó nhìn thấy thông qua camera. Xe có thể di chuyển dựa trên mệnh lệnh, từ việc lắc đầu, ánh mắt hay suy nghĩ của người dùng.

Giáo sư Hùng (Ngoài cùng bên phải) cùng sáng chế của mình.
Giáo sư Hùng (Ngoài cùng bên phải) cùng sáng chế của mình. Ảnh: Internet

Ông Hùng tin rằng sáng chế này sẽ tạo ra một cuộc cách mạng lớn nhằm mang lại một cuộc sống thuận tiện hơn cho người khuyết tật. 

Sáng chế này xếp hạng ba trong danh sách 100 phát minh hàng đầu tại Australia năm 2011.

Phát minh giúp người già vĩnh viễn không cần đeo kính

Lần đầu tiên trong lịch sử y học về mắt, một bác sĩ người Mỹ gốc Việt đã phát minh ra phương pháp mới giúp những người có bệnh về mắt không phải đeo kính.

Đó là công trình của Dr. Randal Pham, tức Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh, Chủ tịch Hội Y Bác sĩ người Mỹ. Hội đồng Y Khoa của tiểu bang California đã công nhận một công nghệ kỹ thuật mới này. Loại thủy tinh thể do bác sĩ Phạm Hoàng Tánh nghiên cứu chế tạo có khả năng điều chỉnh độ nhìn gần xa, rộng hẹp như một loại kiếng đa tròng.

Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh, chủ tịch Hội Y Bác sĩ người Mỹ.
Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh, chủ tịch Hội Y Bác sĩ người Mỹ. Ảnh: Internet

Đã có trên 150 bệnh nhân được chữa trị bằng phương pháp này và hoàn toàn không cần kính. Sự thành công là hoàn hảo với mọi trường hợp về kiếng lão, cận thị, viễn thị, loạn thị hoặc đục thủy tinh thể. Những bệnh nhân dưới 18 tuổi sẽ chỉ được điều chỉnh mắt bằng Lasik để sau đó mới được giải phẫu thay bằng thủy tinh thể.

Tạo tế bào gốc từ màng cuống rốn

PGS, TS Phan Toàn Thắng, ĐH Quốc gia Singapore chính là nhà khoa học đầu tiên trên thế giới phát hiện và tách thành công tế bào gốc từ màng dây rốn. Tiến sĩ Phạm Toàn Thắng đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ và nể phục khi sản xuất thành công tế bào gốc từ màng cuống rốn. Phương pháp tách tế bào da từ màng dây rốn giúp chữa lành các vết thương về da do bỏng, tiểu đường, loét do phóng xạ, thậm chí là chăm sóc sắc đẹp.

Bên cạnh đó, tế bào gốc màng dây rốn phù hợp cho ghép tế bào gốc đồng loại mà không phải sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch do có tính kháng nguyên và miễn dịch thấp nên khả năng thải ghép thấp.

Nghiên cứu này được công bố vào đầu năm 2004 chỉ sau mấy tháng mày mò thử nghiệm, nhưng TS Thắng cho biết, đó là cả một quá trình tích lũy lâu dài từ những nghiên cứu chuyên sâu về da.

Tiến sĩ Phạm Toàn Thắng.
PGS, TS Phan Toàn Thắng. Ảnh: Internet

Công trình này được anh đăng ký bản quyền tại Mỹ năm 2004. Sau hơn hai năm, chưa có một công trình nào tương tự như thế được công bố, và anh trở thành người đầu tiên trên thế giới tách thành công tế bào gốc từ màng dây rốn.

Đầu năm 2006, Bệnh viện Y học cổ truyền là đơn vị đầu tiên đón nhận công nghệ của anh, sau đó là Viện bỏng Quốc gia. Các đơn vị này đã thử nghiệm việc ứng dụng tế bào gốc trong điều trị vết loét mãn tính, vết bỏng, vết thương chậm liền. Những vết thương này thường xảy ra ở những bệnh nhân bị tiểu đường lâu năm, bệnh nhân ung thư phải chiếu xạ.

Hiện nay, công nghệ này được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới.

Hoa Lê

(Tổng hợp)

tin mới

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

(Baonghean.vn) - “Cứ căng thẳng đầu óc là tối về tôi lại không chợp mắt nổi, đêm chỉ ngủ được 1 - 2 tiếng. Sáng dậy đầu ong ong, người mệt mỏi, dễ cáu gắt, không có năng lượng tư vấn cho khách hàng”, chị Vũ Kim Sa - Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hà My chia sẻ.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Bài tập cho người bệnh hen

Bài tập cho người bệnh hen

Mục tiêu của điều trị bệnh hen là giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì khả năng hoạt động bình thường, ngăn ngừa biến chứng… Vậy người bệnh hen nên tập luyện như thế nào?

Cán bộ thú y huyện Diễn Châu tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Phú Hương

Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình nếu địa phương để dịch bệnh dại và cúm gia cầm lây lan, có người tử vong

(Baonghean.vn) - Địa phương nào chủ quan, để dịch bệnh xảy ra và lây lan, có người tử vong do chó mắc bệnh dại cắn hoặc người chết do nhiễm virut cúm gia cầm khi đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc-xin thì chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật đặt stent Graft cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng. Ảnh: Hồ Hà

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An triển khai thường quy kỹ thuật đặt Stent Graft động mạch chủ

(Baonghean.vn) - Đặt Stent Graft động mạch chủ là kỹ thuật khó, chuyên sâu của chuyên ngành tim mạch. Kỹ thuật này đã được triển khai thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ở Nghệ An, hiện mới chỉ có Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện được kỹ thuật này.

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu. Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.

“Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ”

Chương trình livestream 'Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ'

(Baonghean.vn) -Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng tránh và nhận biết sớm đột quỵ? Tất cả sẽ được bác sĩ Bệnh viện ĐKTP Vinh giải đáp trong chương trình “20h Bác sỹ đây rồi”. Chương trình được livestream lúc 20h ngày 20/3 trên các nền tảng số của Báo Nghệ An và BVĐK Thành phố Vinh.