Những sai lầm nghiêm trọng khi ăn sữa chua

Sữa chua đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, cần biết ăn sữa chua đúng cách và tránh những sai lầm phản khoa học về loại thức ăn này.

Ăn càng nhiều sữa chua càng tốt

Nhiều bạn cho rằng ăn càng nhiều sữa chua càng tốt nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày, làm giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt nếu thường xuyên ăn quá nhiều sữa chua bạn sẽ thấy lạnh bụng. Lời khuyên cho bạn là mỗi ngày chỉ nên ăn 250 đến 500 gram sữa chua là hợp lý.

Ăn sữa chua chung với một số đồ ăn dầu mỡ, uống thuốc

Tuyệt đối không nên ăn cùng với thực phẩm gia công có dầu mỡ cao như lạp xường, xúc xích… Bởi vì trong thực phẩm thịt chế biến sẵn có thêm vào chất quặng ni-to-rat kali, chất này sẽ kết hợp với một chất ở trong sữa chua gây ra bệnh ung thư.

Sữa chua cũng không nên kết hợp ăn cùng với thuốc uống ví dụ như thuốc kháng sinh, bởi vì như thế có thể giết chết hoặc phá vỡ vi khuẩn có lợi trong sữa chua. Các loại thực phẩm tinh bột rất thích hợp để kết hợp ví dụ như cơm, mỳ, bánh bao, bánh mỳ…

Đun nóng sữa chua

Nhiều người có quan niệm sữa nóng thì tốt hơn, do đó họ đun sôi nhẹ các sản phẩm bơ sữa trước khi dùng. Nhưng khi làm nóng, nhiều lợi khuẩn trong sữa và sữa chua sẽ bị mất, thứ bạn uống chỉ còn là "bã" mà thôi. Lời khuyên cho bạn là chỉ nên đun nóng sữa ở nhiệt độ 50-70 độ C, trong 3-5 phút. Với sữa chua, tốt nhất là không đun, mà hãy để ra ngoài cho ấm dần lên nếu bạn lỡ để quá lâu trong tủ lạnh.

Không nên đun nóng sữa chua trước khi uống. Ảnh: Fitness Galore
Không nên đun nóng sữa chua trước khi uống. Ảnh: Fitness Galore

Ăn sữa chua khi đói

Đây tuyệt đối không phải là sản phẩm "cứu đói" như bạn vẫn tưởng. Khi sữa đi vào một cái dạ dày rỗng, dạ dày sẽ co bóp mạnh và ngay lập tức đẩy sữa ra ngoài. Cơ thể bạn không kịp tiêu hóa và không giữ lại được dinh dưỡng gì từ sữa.

Nếu đó là sữa chua thì hệ quả còn nguy hiểm hơn. Những vi khuẩn trong sữa chua sẽ quay sang tấn công dạ dày rỗng của bạn, làm tăng lượng axit, về lâu dài gây ra nguy cơ viêm loét dạ dày. Vì thế, nếu bạn có thói quen mở đầu một ngày mới bằng một cốc sữa hay hộp sữa chua, hãy từ bỏ. Lời khuyên cho các bạn là sau bữa tối 1 đến 2 tiếng ăn sữa chua sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.

Những người không nên ăn sữa chua

Trên thực tế, mặc dù sữa chua rất tốt nhưng không phải tất cả mọi đối tượng đều thích hợp để ăn. Những người đau bụng đi ngoài hoặc có bệnh về đường ruột sau khi đường ruột bị tổn thương thì cần thận trọng khi ăn sữa chua. Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm túi mật và viêm tuyến tụy tốt nhất không nên ăn sữa chua toàn chất béo hàm chứa đường, nếu không sẽ làm bệnh tình nặng thêm.

Theo laodong

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.