Những sự kiện nổi bật trong nước tuần qua

(Baonghean.vn) - Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV; Bệnh viện Việt Đức mổ nhầm chân cho bệnh nhân; Công bố điểm thi THPT; Lâm tặc chặt phá rừng ở Quảng Nam... là những sự kiện trong nước nổi bật tuần qua.

1- Khai mạc Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV.

Ngày 20/7, Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Đây là kỳ họp có vai trò đặc biệt quan trọng, tạo tiền đề cho hoạt động của Quốc hội trong cả nhiệm kỳ. Dự kiến, kỳ họp sẽ diễn ra từ 20/7 đến 29/7.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội khóa XIII Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XIV nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 22/7, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân đã tuyên thệ nhậm chức, tái cử giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV.

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội khóa XIV.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội khóa XIV.

Quốc hội đã bầu 4 Phó Chủ tịch Quốc hội (gồm các đồng chí Đỗ Bá Tỵ, Tòng Thị Phóng, Phùng Quốc Hiển, Uông Chu Lưu) và các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.

Quốc hội đã bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước. Ông Hà Ngọc Chiến được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Ông Nguyễn Hạnh Phúc được bầu làm Tổng Thư ký Quốc hội khóa XIV. Ông Hồ Đức Phớc được bầu làm Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021.

2- Có 494 đại biểu trúng cử, được công nhận đủ tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV

Sáng 18/7, tại Hà Nội,  Hội đồng bầu cử quốc gia đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Cả nước có 67.485.482 cử tri, trong đó số cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 67.049.091 cử tri, đạt 99,35%.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An.

Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp đã tiến hành xong việc xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng bầu cử quốc gia đã thận trọng trong xem xét, xác nhận tư cách đại biểu, có biểu quyết bằng phiếu, kết quả không công nhận tư cách 2 đại biểu (ông Trịnh Xuân Thanh và bà  Nguyễn Thị Nguyệt Hường). Như vậy, có 494 đại biểu trúng cử, được công nhận đủ tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV; cả nước có 3.907 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, 25.180 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, 292.305 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được công nhận đủ tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021.

3- Thủ tướng  thăm Mông Cổ và dự Hội nghị cấp cao Á- Âu lần thứ 11

Sáng 13/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phu nhân và đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Mông Cổ và dự Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 11 (ASEM 11), theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ  TS. Elbegdorj và Thủ tướng Mông Cổ J.Erdenebat.

Cùng đi với Thủ tướng có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát (Chủ tịch Phân ban Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Mông Cổ); Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nước tham gia Hội nghị ASEM 11.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nước tham gia Hội nghị ASEM 11.

Dự kiến sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Mông Cổ J.Erdenebat; có các cuộc gặp: Tổng thống Mông Cổ TS. Elbegdorj, lãnh đạo Quốc hội Mông Cổ. 
Chuyến thăm chính thức Mông Cổ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lần này là dịp để hai bên trao đổi những phương hướng và biện pháp lớn thúc đẩy quan hệ hai nước, duy trì mối quan hệ chính trị, cùng tìm kiếm biện pháp phù hợp thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Sau khi thăm chính thức Mông Cổ, Thủ tướng sẽ dự Hội nghị ASEM 11 với chủ đề “20 năm ASEM: Quan hệ đối tác vì tương lai thông qua kết nối”.

Hội nghị sẽ có 3 phiên thảo luận tập trung trao đổi các nội dung chính: Các vấn đề toàn cầu; đánh giá hai thập kỷ quan hệ đối tác và định hướng hợp tác; kết nối Á-Âu; tình hình ở hai khu vực Á-Âu; các vấn đề hợp tác ASEM.

Hội nghị gồm các hoạt động chính như lễ khai mạc, bế mạc, 3 phiên họp và phiên nghe báo cáo kết quả của 4 hoạt động lớn hướng tới ASEM 11 gồm Hội nghị đối tác Nghị viện Á-Âu, Diễn đàn Nhân dân Á-Âu lần thứ 11, Hội nghị mô phỏng Hội nghị Cấp cao Á-Âu, Diễn đàn Doanh nghiệp Á-Âu lần thứ 15. Bên cạnh dự các hoạt động chính trong khuôn khổ ASEM, Thủ tướng có các cuộc tiếp xúc song phương các nhà lãnh đạo dự hội nghị.

Chuyến tham dự ASEM lần thứ 11 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhằm tiếp tục tích cực triển khai mạnh mẽ chủ trương đối ngoại đa phương; thúc đẩy triển khai nhiều sáng kiến mà Việt Nam đi đầu khởi xướng như “Đối thoại ASEM về phát triển bền vững”, hợp tác quản lý nguồn nước, ứng phó thiên tai, giao lưu thanh niên và kỹ năng xanh...

4- Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2016

Ngày 23/7, tại Cần Thơ, diễn ra Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2016. Hội nghị do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, UBND thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2016). Tham dự hội nghị có 299 đại biểu người có công tiêu biểu đại diện cho hơn 8,8 triệu người có công trong cả nước.

Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời thăm hỏi, tri ân đến các lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và các gia đình có công với cách mạng trong cả nước bằng những tình cảm chân thành, lòng biết ơn sâu sắc. Biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2016, Thủ tướng nhấn mạnh đây là những tấm gương, câu chuyện về ý chí, nghị lực phi thường, sự nỗ lực, phấn đấu bền bỉ và sáng tạo của các thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và thân nhân liệt sỹ, đồng thời mong muốn những người có công với cách mạng tiếp tục phát huy tinh thần và phẩm chất của "Bộ đội Cụ Hồ" - trung với nước, hiếu với dân, tiếp tục đóng góp cho quê hương, đất nước.

Thủ thướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi động viên đại diện các gia đình chính sách
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi động viên các gia đình chính sách

Thủ tướng cho biết, mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng, Nhà nước luôn quan tâm sâu sắc, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác đối với người có công với cách mạng. Hàng năm, nhà nước dành ngân sách nhiều nghìn tỷ đồng để thực hiện các chính sách trợ cấp, ưu đãi về y tế, giáo dục, nhà ở, dạy nghề, việc làm...; mở rộng hệ thống cơ sở dịch vụ để phục vụ thương binh, thân nhân liệt sỹ và người có công. Đồng thời đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; xây dựng, tu bổ, tôn tạo nghĩa trang và các công trình ghi công liệt sỹ...

Đến nay, đã có hơn 98,5% hộ gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao mức thu nhập trung bình ở nơi cư trú. Tất cả Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống đều được phụng dưỡng; hơn 20 ngàn thương binh, bệnh binh sống tại gia đình, hơn 32 ngàn bố mẹ liệt sỹ già yếu, cô đơn được các đoàn thể, chính quyền và người dân địa phương chăm lo chu đáo... Với trách nhiệm, nghĩa tình sâu nặng, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đã và đang nỗ lực, làm rất nhiều việc để cuộc sống của người có công với cách mạng và thân nhân ngày càng tốt hơn.

5-Bệnh viện Việt Đức mổ nhầm chân cho bệnh nhân

Trong ca mổ chiều 19/7, thay vì  phẫu thuật điều trị ở chân trái cho nam bệnh nhân bị chứng liệt chân trái, bác sĩ tại Bệnh viện Việt Đức lại mổ nhầm chân phải.

Bác sỹ Bệnh viện Việt Đức mổ nhầm chân gây bức xúc trong dự luận.
Bác sỹ Bệnh viện Việt Đức mổ nhầm chân gây bức xúc trong dự luận.

Bệnh nhân là anh Trần Văn Thảo, 37 tuổi (ở Ứng Hoà, Hà Nội), bị liệt dây thần kinh chày trước, chân đi chấm phẩy, chân phải cũng có vết mổ do trước đây bị gãy xương đùi. Bệnh nhân được đưa vào phòng mổ từ khoảng 11h30 ngày 19/7 và được tiến hành phẫu thuật đến khoảng 16h00 cùng ngày. Khi bệnh nhân tỉnh lại sau ca phẫu thuật đã phát hiện bị bác sĩ mổ nhầm chân phải thay vì phải mổ chân trái. Sự việc trên xảy ra tại khoa Chấn thương 3 của Bệnh viện Việt Đức. Sau khi phát hiện sai sót, các bác sĩ đã mổ chân bị liệt cho anh Thảo.

Tại cuộc họp báo sáng 20/7, GS.TS Trần Bình Giang, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thừa nhận những sai sót mà ê-kíp phẫu thuật của Khoa  Chấn thương chỉnh hình 3 đã gây ra cho bệnh nhân. Đại diện bệnh viện cho biết: Bệnh viện đã đình chỉ toàn bộ ê-kíp phẫu thuật.

Chiều tối 20/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến kiêm Giám đốc Bệnh viện Việt Đức đã ký quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động chuyên môn đối với bác sĩ Phan Văn Hậu, phẫu thuật viên chính trong vụ mổ nhầm chân hy hữu.

6- Lâm tặc triệt hạ 30 cây pơ mu hàng trăm năm tuổi ở Quảng Nam

Chiều 13-7, tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2016 của tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Thái Nam, Chánh văn phòng Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, xác nhận tại khu vực viên giới giữa huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Sê Kông (Lào) xảy ra một vụ phá rừng pơ mu đặc biệt nghiêm trọng.

Theo đó, ngày 9-7, sau khi tiếp nhận thông tin từ người dân về việc số gỗ pơ mu bị “lâm tặc” khai thác trái phép tại khoảnh 10 và tập kết về khoảnh 5 tiểu khu 351 gần cột mốc biên giới 717, giáp ranh giữa huyện Nam Giang và huyện Đắc Chưng (tỉnh Sê Kông, Lào). Các ngành chức năng lập tức vào cuộc kiểm tra thực tế.

Hàng chục cây pơmu trăm năm tuổi  bị lâm tặc chặt phá ở Quảng Nam.
Hàng chục cây pơmu trăm năm tuổi bị lâm tặc chặt phá ở Quảng Nam.

Qua kiểm tra, có đến 30 cây pơ mu quý hiếm có tuổi đời hàng trăm năm, đường kính từ 1 đến 2 mét bị triệt hạ cưa thành thành phẩm với 280 phách, khối lượng 28 m3.

Sau 2 ngày cho xe và người qua khu vực gần biên giới bốc vác, đến ngày 12-7, số gỗ trên đã được đưa về tập kết tại khu vực Đồn Công an Chà Vàl (huyện Nam Giang). Người dân địa phương cho rằng chưa khi nào thấy số lượng gỗ pơ mu quý hiếm bị đốn hạ nhiều như vậy. Họ nghi ngờ có tình trạng “bảo kê” thì lâm tặc mới có thể lộng hành như vậy.

Theo ông Nam, hiện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đang chỉ đạo lực lượng kiểm lâm huyện Nam Giang phối hợp vơi cơ quan chức năng điều tra làm rõ sự việc.

Ngày 21/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh Quảng Nam điều tra, làm rõ vụ việc phá rừng tư nhiên pơ mu tại tiểu khu 351 thuộc khu vực rừng phòng hộ Nam Sông Bung, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.

7- Toàn bộ 120 cụm thi THPT quốc gia công bố điểm thi

Ngày 20/7, toàn bộ 120 cụm thi THPT quốc gia đã hoàn tất công tác chấm thi và công bố điểm trên các trang thông tin điện tử. Thông tin từ nhiều cụm thi cho thấy, phổ điểm năm nay không thấp, dự kiến điểm chuẩn của một số trường đại học sẽ giữ nguyên.

 

Năm nay, số thí sinh bị điểm liệt cũng ít hơn so với năm 2015. Đáng chú ý, với các môn thi tự chọn, thí sinh đã có sự lựa chọn phù hợp năng lực cho nên kết quả thi cơ bản đáp ứng trong việc xét công nhận tốt nghiệp THPT cũng như làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết nếu có băn khoăn về điểm thi, thí sinh có thể nộp đơn xin phúc khảo tại nơi đã đăng ký dự thi. Các hội đồng thi phải hoàn thành việc chấm phúc khảo (nếu có) trước ngày 8/8. Chậm nhất ngày 27/7, hiệu trưởng các trường THPT phải cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) cho thí sinh.

8 - Tổng cục Thủy sản kiểm định khống hơn 800 sản phẩm

Trên 800 sản phẩm của 72 doanh nghiệp dù không hề được kiểm định chất lượng nhưng vẫn có mặt trong danh sách chính thức các sản phẩm được phép lưu hành hợp pháp.

Hơn 800 sản phẩm gồm 668 sản phẩm dùng cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản và 140 sản phẩm thức ăn thủy sản không đảm bảo chất lượng đã được lưu hành trên thị trường bằng cách mua giấy phép lưu hành từ Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản, thuộc Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT).

 

Theo quy định, các sản phẩm là thức ăn trong nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, trước khi bán ra thị trường phải được Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản (gọi tắt Trung tâm), trực thuộc Tổng cục Thủy sản chấp nhận chất lượng và phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép cho lưu hành.

Tuy nhiên, theo một bản báo cáo kết luận vừa được tiết lộ từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, sản phẩm của doanh nghiệp không cần phải đi qua khâu kiểm tra, xác minh chất lượng mà chỉ cần bỏ ra 5 triệu đồng/sản phẩm để trả cho Giám đốc Trung tâm là "nghiễm nhiên" có tên trong danh sách.

Tổng cục Thủy sản đã điều tra xác minh vụ việc và ra kết luận cho thấy: Năm 2013, Giám đốc Trung tâm lúc đó là ông Bùi Đức Quý, đã cấu kết với các cán bộ là ông Nguyễn Huy Bàn, bà Đỗ Thị Hà, ông Phạm Hồng Quân, bà Vũ Thị Thu, bà Nguyễn Thị Hà, ông Nguyễn Văn Dũng và ông Lê Tuấn Anh (lúc đó là Phó Phòng Hành chính quản trị - Tổng Cục thủy sản) làm giả công văn và ban hành công văn trái luật để đưa tên các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vào bản phụ lục sản phẩm đã được cấp phép lưu hành.

9- Thanh tra Chính phủ phát hiện hơn 8.000 tỷ đồng vi phạm

Thông tin tại cuộc họp báo quý II/2016 của Thanh tra Chính phủ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính và Tổng hợp Lê Hồng Lĩnh cho biết, trong quý II, toàn ngành đã triển khai 1.805 cuộc thanh tra hành chính và 84.817 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm hơn 8 nghìn tỷ đồng, 860 ha đất; kiến nghị thu hồi hơn 6,7 nghìn tỷ đồng và 515 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý hơn 1,2 nghìn tỷ đồng, 345 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 221 tập thể; ban hành 45.652 quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổ chức, cá nhân với số tiền hơn 1,4 nghìn tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 19 vụ, 31 đối tượng. 

 

Ở lĩnh vực Thanh tra hành chính, Thanh tra Chính phủ ban hành 4 kết luận, gồm: (1) Việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất và quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; (2) trách nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn và các đơn vị liên quan trong việc giải quyết khiếu nại của công dân; (3) Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu của Bộ Công thương; (4) Trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

Qua kết luận 4 cuộc thanh tra đã phát hiện sai phạm về kinh tế số tiền 102,8 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 9 tỷ đồng; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý số tiền 93,8 tỷ đồng; kiến nghị tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có vi phạm.

Trong Quý II/2016, có 4 trường hợp người đứng đầu tại Quảng Ngãi và Tây Ninh bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, đã xử lý kỷ luật 2 người, xử lý hình sự 2 người.

Qua thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngành Thanh tra đã phát hiện 7 vụ, 8 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng. Các cơ quan cảnh sát điều tra đã thụ lý điều tra 148 vụ, 354 đối tượng tham nhũng và liên quan đến tham nhũng.

Thái Bình (Tổng hợp)

tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

(Baonghean.vn) - Thường trực Tỉnh ủy chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm ngày truyền thống; UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 3; Nghệ An sẽ tổ chức tri ân các anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên; Công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2023… là những nội dung đăng tải trong ngày.

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 3, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm; tháo gỡ khó khăn, tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

(Baonghean.vn) - Sáng 26/3, nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn công tác của tỉnh đến thăm, chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công trình đường dây 500kV mạch 3; Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nghệ An lần thứ XX; Chung cư nội đô ở thành phố Vinh tăng giá mạnh… là những thông tin nổi bật trong ngày 25/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024; Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7; Giao dịch vàng sôi động trở lại… là những thông tin nổi bật ngày 24/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

(Baonghean.vn) - Xã Thanh Tiên đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp; Hai cán bộ đoàn Nghệ An đạt giải thưởng Lý Tự Trọng cấp Trung ương… là những nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 23/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3 trên baonghean.vn có một số nội dung đáng chú ý: Khánh thành Dự án khôi phục, nâng cấp hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An; Cảnh báo chiêu trò của tội phạm sử dụng công nghệ cao; TP. Vinh đề xuất thu phí dừng, đỗ xe trên trên một số tuyến đường chính...

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

(Baonghean.vn) - Vấn đề trọng tâm được đặt ra tại hội nghị liên quan đến các giải pháp dựa vào cộng đồng để làm du lịch; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, di sản; đẩy mạnh quảng bá du lịch; đào tạo nguồn nhân lực...

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Tròn 70 năm, kể từ ngày có tên gọi Thanh Liên, mỗi giai đoạn là một dấu mốc nỗ lực, sáng tạo, vượt khó vươn lên của Đảng bộ và Nhân dân nơi đây. Đặc biệt 10 năm gần đây, địa phương luôn giữ vững “lá cờ” đầu trong các phong trào của huyện Thanh Chương.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh khảo sát các mô hình du lịch cộng đồng tại 4 huyện miền Tây Nghệ An; Chi tiết phương án tuyển sinh lớp 10 vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu; Công an huyện Tương Dương thông báo truy tìm chủ sở hữu phương tiện vi phạm hành chính...