Những thời điểm vàng ai cũng nên uống nước

Uống một cốc nước ấm khi vừa ngủ dậy giúp thanh lọc cơ thể, còn uống một ly nước trước khi ngủ có thể phòng chống đột quỵ.

uong-nuoc-luc-nao-tot-cho-suc-khoe

Ảnh minh họa: News.

Chống vết thâm nám: Uống một cốc nước ấm sau khi ngủ dậy

Theo Health Sina, sau một đêm ngủ, sự trao đổi chất và các chất thải trong cơ thể cần một ngoại lực để giúp bài tiết. Do vậy khi thức dậy, đánh răng sạch sẽ, bạn nên uống một ly nước ấm sẽ giúp thanh lọc cơ thể, dưỡng da, bài tiết độc tố, chống thâm nám. Phụ nữ có vết thâm nám trên mặt càng không nên bỏ qua điều này.

Chống táo bón: Uống ngụm nước lớn

Bác sĩ khoa Hậu môn Trực tràng, Bệnh viện thành phố Trịnh Châu, Trung Quốc, giải thích táo bón xảy ra khi phân tích tụ trong ruột già quá lâu, lượng nước chứa trong nó bị hấp thụ hết dẫn đến khó bài tiết phân.

Để đi tiêu dễ dàng, cần cung cấp đủ nước cho ruột làm mềm phân, do đó chú ý đến cách uống nước. Uống từng ngụm nhỏ, dòng chảy chậm, nước dễ bị hấp thụ hết trong dạ dày dẫn xuống thận trở thành nước tiểu. Do đó người bị táo bón tốt nhất nên uống ngụm nước lớn, nuốt nhanh chóng, thở nhanh, để nước nhanh chóng xuống tới ruột kết, đồng thời kích thích nhu động ruột, cải thiện triệu chứng táo bón.

Chống sỏi niệu: 3 thời điểm vàng để uống nước là 10, 16 và 22h

Khi cơ thể thiếu nước, nước tiểu dồn ứ lại dễ hình thành sỏi. Uống nước vào những thời điểm trên sẽ bổ sung nước và chống kết sỏi. Lượng nước uống hàng ngày khoảng từ 3 đến 3,5 lít, chia thành nhiều lần cách nhau đều đặn.

Chống đột quỵ: Uống một ly nước vào ban đêm trước khi ngủ

Đột quỵ do tình trạng thiếu máu não cục bộ, chiếm hơn 50% số ca bệnh về mạch máu não, đặc biệt ở người lớn tuổi và thường xảy ra vào ban đêm. Nguyên nhân sâu xa của bệnh là mạch máu bị xơ vữa khiến lòng mạch hẹp, dòng chảy của máu chậm lại, máu tụ một chỗ dễ khiến thiếu máu cục bộ và đột quỵ.

Không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ vì sẽ tăng tần suất đi tiểu vào ban đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Chống tăng đường huyết: Uống ít nhất 4 ly nước mỗi ngày

Tạp chí Diabetes Care của Pháp công bố kết quả nghiên cứu: Uống 4 ly (một ly chứa 227 ml) mỗi ngày có thể giảm 36% nguy cơ của đường trong máu cao hoặc bệnh tiểu đường. Khi đủ nước, bộ não phát tín hiệu "sản xuất nhiều glucose hơn" đến gan. Ngược lại, uống không đủ 2 ly mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc các bệnh trên.

Giảm cân: Uống nhiều nước trước khi ăn

Đại học Birmingham nghiên cứu và công bố uống một ly 500 ml nước trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút trong vòng ba tháng sẽ giảm trọng lượng cơ thể từ 2 đến 4 kg.

Chống cáu kỉnh: Uống nước bất cứ khi nào

Endorphins là "hormone hạnh phúc" và các adrenaline gọi là "hormone căng thẳng" được não tiết ra. Khi một người bị căng thẳng, các adrenaline tăng tiết và có thể được bài tiết giống như các chất độc khác. Cách bài tiết tốt nhất là uống thật nhiều nước bất cứ khi nào bạn căng thẳng.

Theo VNE

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.