Những thói quen gây ốm khi trời lạnh cần tránh

Uống một cốc nước nóng trước khi ra ngoài khiến mạch máu mở rộng và bạn dễ bị nhiễm lạnh.

1. Sử dụng thuốc nhỏ mũi trước khi ra ngoài

9-thoi-quen-phai-bo-ngay-neu-khong-muon-bi-om-khi-troi-lanh

Môi trường lạnh khiến cho các hốc mũi (khoang trống chứa các lỗ thông xoang) hẹp hơn. Nếu bạn cải thiện tình hình bằng cách nhỏ thuốc  thì niêm mạc mũi sẽ không thể bảo vệ chống lại các vi sinh vật hoặc tự làm ấm lên khi bạn hít vào không khí lạnh. Tốt hơn là bạn hãy xì mũi trước khi đi ra ngoài.

2. Thở bằng miệng khi ra ngoài

9-thoi-quen-phai-bo-ngay-neu-khong-muon-bi-om-khi-troi-lanh-1

Khi thở bằng miệng, bạn không thể làm ấm không khí hoặc cung cấp cho nó độ ẩm và điều này làm tăng khả năng bị đánh bại bởi cơn đau thắt ngực. Bạn chỉ cần thở bằng mũi, chậm và sâu. 

3. Che mũi và miệng bằng một chiếc khăn

9-thoi-quen-phai-bo-ngay-neu-khong-muon-bi-om-khi-troi-lanh-2

Hít thở không khí lạnh có thể gây ra đau thắt ngực, viêm phế quản và kích ứng da. Vì vậy, đeo khẩu trang hoặc che mũi, miệng bằng một chiếc khăn giúp bạn tránh được những vấn đề trên. 

4. Chạy về nhà khi bạn đang rét run

9-thoi-quen-phai-bo-ngay-neu-khong-muon-bi-om-khi-troi-lanh-3

Thay vì chạy thật nhanh ngoài trời lạnh để về nhà (nhất là khi trời mưa rét), bạn nên ngồi lại đâu đó để giữ ấm (chẳng hạn như một cửa hàng hay quán cafe) vài phút để làm ấm cơ thể và lấy lại nhịp thở ổn định, rồi mới tiếp tục lên đường. Đừng bắt cơ thể hoạt động nhanh, mạnh hơn khi trời lạnh.

5. Mặc quần áo và đi giày dép bó sát

9-thoi-quen-phai-bo-ngay-neu-khong-muon-bi-om-khi-troi-lanh-4

Cả hai thứ này đều khiến cơ thể bạn "đóng băng" nhanh hơn trong thời tiết lạnh. Đồ vừa vặn sẽ không làm cản trở sự lưu thông của máu tới các cơ quan trên cơ thể. 

6. Uống đồ nóng 30 phút trước khi ra ngoài

9-thoi-quen-phai-bo-ngay-neu-khong-muon-bi-om-khi-troi-lanh-5

Trà nóng (hoặc bất kỳ đồ uống nóng nào) làm tăng lưu thông máu và cải thiện cơ chế phòng vệ của cơ thể. Nhưng đồng thời nó cũng làm cho các mạch máu mở rộng. Điều này có nghĩa rằng khi bạn ra ngoài trời lạnh, nhiệt độ cơ thể sẽ nhanh chóng mất đi. Nếu bạn thực sự cần uống một thứ gì đó trước khi ra ngoài, hãy uống nước ấm thay vì nóng.

7. Để bụng đói khi ra ngoài trời lạnh 

9-thoi-quen-phai-bo-ngay-neu-khong-muon-bi-om-khi-troi-lanh-6

Để sản xuất nhiệt độ cơ thể, bạn cần năng lượng, nếu không bạn sẽ bị "đóng băng" nhanh chóng. Đây là lý do tại sao bạn nên ăn ngay sau khi cơn đói xuất hiện. Ít nhất, bạn nên có một bữa ăn nhẹ và một tách trà ở nơi có nhiệt độ ấm áp trước khi ra ngoài.

8. Thoa kem dưỡng da ngay lập tức trước khi ra ngoài 

9-thoi-quen-phai-bo-ngay-neu-khong-muon-bi-om-khi-troi-lanh-7

Khi bạn thoa kem lên da, hãy dành 30-40 phút để hơi nước trong nó được thoát ra. Nếu diễn ra trong điều kiện thời tiết lạnh, quá trình này sẽ gây hại cho da. Vì vậy, hãy tránh đi ra ngoài ít nhất 30 phút sau khi thoa kem và tránh sử dụng các loại kem có thành phần nước nhiều. 

9. Uống rượu khi ra ngoài

9-thoi-quen-phai-bo-ngay-neu-khong-muon-bi-om-khi-troi-lanh-8

Bạn sẽ cảm thấy ấm áp hơn chỉ sau 30-40 phút uống rượu nhưng cơ thể sẽ bắt đầu hạ nhiệt rất nhanh. Hơn nữa, bộ não của bạn có thể không phản ứng thích hợp với nguy hiểm này, không gửi tín hiệu rằng bạn đang bị lạnh. Tốt hơn hết, hãy chỉ uống rượu khi ở trong nhà ấm áp.

Theo Ngoisao.net

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.