Những thực phẩm nảy mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp đôi

Hà Vũ 19/04/2023 13:48

Không phải bất kỳ loại thực phẩm nào nảy mầm cũng đều có hại cho sức khỏe. Một số loại có giá trị dinh dưỡng tăng gấp đôi.

1. Đậu nành

Giá trị dinh dưỡng của đậu nành rất cao, sau khi nảy mầm sẽ trở thành mầm đậu nành thông thường mà chúng ta ăn hằng ngày, giúp tăng tỷ lệ sử dụng chất dinh dưỡng.

Dữ liệu thực nghiệm cho thấy cứ 100g đậu nành chưa nảy mầm chứa 0,35g axit amin tự do, hàm lượng axit amin tự do trong đậu nành sau 1 ngày nảy mầm là 0,5g, theo thời gian hàm lượng axit amin tự do tăng dần, đạt 1,5g vào ngày thứ năm, gấp bốn lần hàm lượng đậu nành chưa nảy mầm.

Giá (đậu nảy mầm) có thể chế biến thành món ăn ngon. Ảnh: Spruce

Theo QQ, sau khi hạt đậu nành nảy mầm, hàm lượng chất béo và đường giảm đi, đồng thời các chất dinh dưỡng có lợi như protein, isoflavone và vitamin C tăng lên, protein được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn, càng phù hợp với người tiêu hóa kém.

2. Gạo lứt

Khi gạo lứt nảy mầm, một lượng lớn enzyme được kích hoạt và sản sinh ra nhiều loại enzyme thủy phân khác nhau như amylase, hemicellulase, protease, oxidoreductase,... bù đắp những khuyết điểm của gạo lứt như khó tiêu, nấu lâu.

Gạo lứt nảy mầm chứa nhiều tocopherols và tocotrienols hơn, đồng thời có khả năng kháng tinh bột mạnh hơn. Khi đó, gạo lứt có thể làm giảm tổn thương oxy hóa da, duy trì mức VE bình thường trong tế bào da, chống xơ cứng mạch máu và có tác dụng hiệp đồng nhất định trong việc ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư.

3. Đậu Hà Lan

Hầu hết các loại trái cây và rau củ mà mọi người thường ăn đều có hàm lượng caroten dưới 100µg/100g. Hàm lượng caroten trong mầm đậu xanh có thể đạt tới 2.700µg trên 100g.

Do chu kỳ sinh trưởng của rau mầm ngắn nên nói chung có thể đảm bảo chất lượng và sản lượng mà không cần bón phân, phun thuốc, về cơ bản là loại rau không gây ô nhiễm, độ an toàn tương đối cao, nên ăn.

4. Củ lạc

Đọt lạc được mệnh danh là “lộc trường sinh” và chứa nhiều dưỡng chất phong phú, đặc biệt là chất resveratrol gấp nhiều lần so với lạc, cao gấp hàng chục lần hàm lượng resveratrol trong rượu vang, có tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Resveratrol là một chất polyphenol tự nhiên có đặc tính sinh học mạnh, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, chống viêm, kháng khuẩn, chống lão hóa, chống khối u và phòng ngừa bệnh tim mạch ở mức độ nhất định.

Ngoài ra, trong quá trình nảy mầm của lạc, protein bị thủy phân thành các axit amin để dễ hấp thụ hơn, hàm lượng dầu giảm đi, đồng thời cải thiện khả năng hấp thụ và sử dụng các nguyên tố vi lượng.

Lưu ý, mặc dù lạc nảy mầm tốt nhưng cần phân biệt giữa lạc nảy mầm và lạc mốc. Lạc nảy mầm tự nhiên do ẩm, hoặc có đốm mốc vàng trên bề mặt, có mùi hắc… thì tốt nhất bạn nên vứt đi.

5. Tỏi

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hàm lượng chất chống oxy hóa trong tỏi nảy mầm cao hơn so với tỏi tươi và đạt đến đỉnh điểm vào ngày thứ năm sau khi nảy mầm, vì vậy có tác dụng chống ung thư và chống lão hóa tốt hơn.

Ngoài ra, mầm tỏi còn vượt trội về chất xơ, vitamin A, vitamin C và carotene. Sau khi tỏi mọc mầm, chỉ cần tỏi không bị đổi màu hoặc bị mốc là có thể ăn được.

Bạn tuyệt đối không được ăn khoai tây nảy mầm. Ảnh: Positivebloom

Thực phẩm nảy mầm bạn không bao giờ nên ăn

Khoai tây

Khoai tây là một trong những loại thực phẩm nảy mầm phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, ở môi trường ẩm ướt và có hơi nóng khoai tây rất dễ bị hư, một khi nảy mầm và chuyển sang màu xanh tức là đã tích tụ một lượng lớn solanine.

Khoai tây nảy mầm có độc tính cao đối với cơ thể con người, không chỉ có tính ăn mòn đối với dạ dày mà còn gây tê liệt trung tâm và tán huyết. Sau khi ăn khoai tây mọc mầm, có thể xuất hiện các triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp tính như khô miệng và tê, buồn nôn và nôn, đau bụng và tiêu chảy… Trường hợp nặng còn có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, khó thở, co giật .

Do vậy, nếu khoai tây đã mọc mầm và chuyển sang màu xanh thì không nên ăn nữa. Hàm lượng solanine trong khoai tây nảy mầm gấp 50 lần so với khoai tây bình thường, nấu ở nhiệt độ cao khó có thể phá hủy độc tính, cũng không được phép cắt phần mọc mầm rồi ăn tiếp, hàm lượng độc tố trong khoai tây chưa nảy mầm cũng rất cao.

Để tránh tình trạng khoai tây mọc mầm do để lâu ngày và môi trường bảo quản không phù hợp, tốt nhất bạn nên mua về ăn ngay. Bảo quản khoai tây trong môi trường tối và mát sẽ an toàn hơn.

Theo vietnamnet.vn
Copy Link

Mới nhất

x
Những thực phẩm nảy mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp đôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO