Những thuốc Ðông y không dùng khi có thai

Việc sử dụng thuốc Đông y không được kiểm soát về nguồn gốc, không đáng tin cậy về cách bào chế thì thuốc có thể gây hại đến sức khỏe của thai nhi và người mẹ.

Phụ tử là vị thuốc không dùng khi có thai

So với thuốc tân dược thì Đông y thường ít ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi nên phần nhiều được chọn lựa để bồi bổ cho người mẹ mang thai. Dĩ nhiên không phải vị thuốc Đông y nào cũng vô hại cho thai kỳ. Do đó cần nắm một số vị thuốc thuộc loại này để chủ động không sử dụng vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Thuốc Đông y còn hợp với từng người, vì vậy có người uống một vài thang đã thấy có công hiệu, song nhiều người uống nhiều vẫn chưa thấy chuyển biến gì. Do vậy, trong thời kỳ mang thai dù uống thuốc tân dược hay thuốc Đông y cũng phải hết sức cẩn thận để không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Vừa uống thuốc, vừa "nghe ngóng" và theo dõi cơ thể mình xem có điều gì khác lạ để báo kịp thời cho thầy thuốc biết, đồng thời phải ngừng ngay không được uống tiếp.

Người đang mang thai nếu muốn bồi bổ bằng thuốc Đông y cũng cần đến gặp thầy thuốc để bắt mạch kê đơn, không nhờ người bốc hộ. Vì mỗi người mang thai có thể trạng và sức khỏe khác nhau.

Ngoài ra, cần chú ý mua thuốc ở nơi có uy tín, rõ nguồn gốc. Sắc thuốc uống theo thang, đúng liều lượng không tùy tiện lạm dụng khi dùng thuốc. Trước khi sắc, rửa sạch thuốc nhiều lần cho hết chất bẩn, chất bảo quản còn tồn lưu trong thuốc.

Cách tốt nhất và an toàn hơn là người mẹ nên bồi bổ sức khỏe bằng cách ăn uống, ăn đủ chất, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều đặn như vậy sẽ an toàn và hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

Tóm lại, nếu thấy cần sử dụng đến thuốc Đông y dù là thuốc bổ cũng nên xin ý kiến của bác sĩ, không tùy tiện sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào.

Những vị cấm tuyệt đối:

Xà thanh, phụ tử, thiên hung, ô đầu, dã cát, thủy ngân, ba đậu, nguyên hoa, đại kích, nao sa, địa đảm, ban miêu... Ví dụ trong sách Biệt Lục có nói "phụ tử" là vị thuốc hàng đầu gây trụy thai...

Những vị thuốc cấm ở mức tương đối: Thủy chí, manh trùng, ngô công, hùng hoàng, khiên ngưu tử, can tất, giải trảo giáp, xạ hương...
Những vị thuốc hạn chế dùng:

Một số vị thuốc có tác dụng làm lưu thông huyết, có thể dẫn đến trụy thai như mao căn, mộc thông, cù mạch, thông thảo, ý dĩ nhân, đại giả thạch, mang tiêu, đào nhân, mẫu đơn bì, tam lăng, ngưu tất, can khương, nhục quế, chế bán hạ, tạo giác, nam tinh, hòe hoa, thuyền thoái (xác ve)...

Những vị thuốc bào chế tổng hợp mà thai phụ không nên dùng: Ngưu hoàng giải độc hoàn, đại hoạt lạc, tiểu hoạt lạc đan đan, lục thần hoàn, tô hợp hương hoàn, ngưu hoàng thanh tâm hoàn, tử tuyết đan, hắc tích đan, khai hung thuận khí hoàn, phục phương đương quy, chú xạ dịch, thập trích thủy, tiêu kim đan, ngọc châu tán. Ngoài ra, hoắc hương chính khí hoàn, phòng phong thông thánh hoàn, xà đảm họ mạt, cũng cần thận trọng khi sử dụng.
Theo Sức khỏe & Đời sống - NT

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.