Những trở ngại của sắc lệnh xây tường biên giới Mỹ - Mexico

Kế hoạch xây dựng bức tường dọc biên giới Mỹ-Mexico của Tổng thống Donald Trump được cho là phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ vấn đề tài chính cho đến địa hình.

Bức tường dọc biên giới Mỹ - Mexico không thể được xây dựng chỉ bằng một sắc lệnh mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ngày 25/1. Ông sẽ cần quốc hội thông qua khoản tiền 20 tỷ USD, thậm chí và có lẽ là nhiều hơn, để hoàn thành công trình đồ sộ này, theo Washington Post.

"Ông ấy phải có tiền. Và hơn nữa phải được sự cho phép của quốc hội", Rand Beers, cựu quan chức của Bộ An ninh Nội địa của chính quyền Tổng thống Barack Obama cho biết.

Trong khi phe Cộng hòa đa số ở Quốc hội Mỹ khẳng định sẽ tài trợ cho việc xây dựng bức tường, các quan chức chính quyền cho biết họ vẫn đang thảo luận lựa chọn nguồn vốn cụ thể với các nhà lập pháp đảng Cộng hòa.

Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2015 với Washington Post, ông Trump cho biết bức tường "có thể được thực hiện với chi phí thấp."

Tuy nhiên các chuyên gia an ninh biên giới nhận định rằng dự án là một công việc lớn và khó khăn. Ngoài các chi phí, nó sẽ phải đối mặt với các vấn đề kỹ thuật và môi trường như việc phải đấu tranh với các chủ trang trại và những người không muốn từ bỏ đất đai của họ ở vùng biên giới, cũng như các vấn đề địa hình.

Bức tường của ông Trump sẽ buộc phải chạy qua vùng  sa mạc xa xôi ở Arizona và núi non hiểm trở ở New Mexico. Hơn nữa, 2/3 chiều dài bức tường sẽ chạy dọc theo sông. 

Phản ứng từ Mexico và chính giới Mỹ

nhung-tro-ngai-cua-sac-lenh-xay-tuong-bien-gioi-my-mexico

Hàng rào biên giới chia cắt vùng Nogales, bên phải thuộc về Mexico và bên trái thuộc bang Arizona, Mỹ. Ảnh: CNN

Quan hệ giữa Mỹ và Mexico nhiều khả năng rơi vào khủng hoảng ngay sau khi Tổng thống Trump ký sắc lệnh xây bức tường.

 Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto đáp trả động thái của Trump bằng việc huỷ chuyến thăm tới Mỹ, trong khi Nhà Trắng đề xuất áp đặt một mức thuế 20% đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước láng giềng để tài trợ cho việc xây dựng bức tường dọc biên giới.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Mexico, Luis Videgaray lại cho rằng tăng thuế là việc chuyển chi phí xây tường sang người tiêu dùng Mỹ.

"Tăng thuế nhập khẩu vào Mỹ không phải là một cách để Mexico trả cho bức tường, mà là cách làm cho người tiêu dùng Bắc Mỹ phải trả nhiều tiền hơn cho máy giặt, TV…," ông Videgaray nói với các phóng viên.

Bên cạnh đó, thuế tăng sẽ tác động tiêu cực đối với Mexico, nền kinh tế vốn trở nên gắn chặt sâu sắc với Mỹ kể từ khi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có hiệu lực vào năm 1994.

Mexico là đối tác thương mại lớn thứ ba của Mỹ, sau Canada và Trung Quốc, với 531 tỷ USD trao đổi thương mại trong năm 2015. Bộ trưởng Kinh tế của Mexico, Ildefonso Guajardo, cảnh báo rằng một mức thuế mới sẽ mở ra những hậu quả trên toàn thế giới và có thể gây ra một cuộc suy thoái toàn cầu.

Theo bình luận viên Jerry Markon, quyết định của ông Trump cũng dấy lên những phản đối trong nước.

"Bất kỳ nỗ lực để hạn chế hoặc áp đặt các rào cản mới về thương mại với Mexico và Canada có thể gây nguy hiểm cho tương lai của hiệp định thương mại này và có những hậu quả nghiêm trọng đối với Arizona và đất nước",thượng nghị sĩ John McCain nhận định.

"Tôi cho rằng nếu Trump hành động theo cách này, người Mexico chắc chắn sẽ trả đũa. Chúng tôi đang ở vùng rất nguy hiểm. Nó sẽ tạo ra một vấn đề lớn đối với phía Mexico, và cả ở Mỹ", chuyên gia Daniel Ikenson thuộc Viện Cato đánh giá.

 Theo VNE 

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.