Níu lại ca trù

(Baonghean) Chẳng phải vô tình mà có một câu lạc bộ ca trù đã được thành lập và tồn tại hơn chục năm nay ở Diễn Châu. Mảnh đất này vốn là một trong những cái nôi lâu đời của ca trù xứ Nghệ, nổi danh với “giáo phường đại hàng Kẻ Lứ”. Trải bao năm tháng, thăng trầm, để đến khi Ca trù tưởng chừng sẽ mất dấu, thì lớp con cháu nay kịp tìm cách níu kéo về…

Mấy năm gần đây, người ta bắt đầu nhớ tên và nhắc nhiều đến CLB Ca trù Diễn Châu. Bởi những lần “mang chuông đi đánh” ở Liên hoan tiếng hát Làng Sen, Liên hoan ca trù toàn quốc… các nghệ nhân đều để lại những dấu ấn đặc biệt.

Nói về công lao xây dựng nên CLB Ca trù Diễn Châu hôm nay, phải kể đến thầy giáo Nguyễn Nghĩa Nguyên (đã mất). Ngày bắt đầu thực hiện ý tưởng thành lập nên Hội Ca trù ở mảnh đất Phủ Diễn này, thầy đã hơn 80 tuổi, cứ lọc cọc đạp xe tìm đến tận nhà của những nghệ nhân ca trù hiếm hoi vẫn còn sống, như: bà Trần Thị Bình, Trần Thị Sơ, Phạm Thị Hoa, Đoàn Thị Nguyệt, Đoàn Thị Áng, Trần Thị Bơ, Nguyễn Thị Hạnh… để nghe lại ca trù, để thuyết phục họ một lần quay lại cầm ca. Khi thế hệ các bà, các cụ đi theo tổ tiên, thì cả một nền ca trù nức tiếng năm nào cũng theo đó mất đi, chìm vào quên lãng, khó lòng tìm lại được. Bởi cảm cái đức, cái tâm tha thiết muốn gìn giữ môn nghệ thuật đặc biệt của dân tộc, một tài sản quý giá cha ông để lại đó của một ông giáo già, mà những nghệ nhân đã từ lâu đánh rơi tiếng phách, tiếng đàn,… bỏ quên giọng hát, điệu ca bắt đầu nhớ lại, lục tìm trong ký ức một thời. Thầy Nguyên cũng tìm gặp cụ kép Trần Hải (1910) ở Diễn Liên (Diễn Châu), người đã được kép Quang, người của Giáo phường nhà tơ đại hàng Kẻ Lứ quê ở Kim Lũy (Diễn Kim), dạy đàn đáy cho lúc mới 12 tuổi. Từ những nghệ nhân già này, thầy đã nhen nhóm gây dựng được một số đào nương trẻ như Ngọc Mai, Thu Hòa, Bích Loan ở Diễn Liên và Diễn Yên, sau đó phát triển ra các xã Diễn Hoa, Diễn An, Diễn Mỹ…

CLB Ca trù Diễn Châu biểu diễn tại “Ngày thơ Việt Nam lần thứ XI” ở Nghệ An.

                                                                             Ảnh: Thùy Vinh.

Năm 2002, CLB Ca trù Diễn Châu thành lập, thời điểm ấy, số lượng thành viên lên tới 70 – 80 người. Nhưng khó cho thầy Nguyên và những người nối nghiệp thầy về sau là cụ Nguyễn Quang Phiệt và bây giờ ông Trần Cảnh Yên, là cái cách để duy trì, để nuôi sống câu lạc bộ. Ca trù không như những thể loại nhạc dân ca khác. Đây là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, vừa mang tính dân gian, nhưng lại rất uyên bác. Cái không gian của ca trù, không rộng rãi, quần chúng như ví dặm, như quan họ… mà mang tính chất thính phòng. Nó phải có phòng hát, có đào nương với tiếng phách, có đàn, có trống, có lời ca… Kén người hát, kén cả người nghe, hát rất tài hoa, mà nghe cũng phải rất tài tình.

Theo lời ông Cao Xuân Thưởng, một người hiểu về ca trù, viết lời ca trù mới và theo chân trong những hoạt động của câu lạc bộ cho biết: CLB Ca trù bây giờ không thể tổ chức hoạt động theo kiểu giáo phường ngày xưa được. Nếu như là một giáo phường, thì nó cũng được coi như một làng nghề, và đào kép, ca nương có thể kiếm sống từ nghề đấy. Nhưng câu lạc bộ, tập hợp của nhiều người, ở nhiều nơi trong xã, không ở gần gũi nhau, và việc nuôi sống nó đã là một điều khó khăn, chưa nói đến việc “làm ra tiền”. Ca trù Diễn Châu bây giờ, là một câu lạc bộ của thời đại mới, mang trong nó cái mong ước và trách nhiệm bảo tồn một di sản văn hóa dân tộc, trên cơ sở tập hợp những người yêu thích và biết đến ca trù. Từng con người trong câu lạc bộ, đều là những người có tâm huyết.

Đến nay, sau hơn 10 năm được thành lập, CLB Ca trù Diễn Châu còn khoảng hơn 20 người, số lượng tuy rất ít, nhưng các ca nương, tay đàn, tay trống đều đã trưởng thành và biểu diễn tốt, sinh hoạt đều đặn hàng tháng. Ngoài câu lạc bộ ca trù của huyện, Diễn Châu đã có 5 câu lạc bộ xã gồm Diễn Hoa, Diễn Yên, Diễn Liên, Diễn Mỹ và Diễn Xuân. Phong trào đàn hát ca trù ở Diễn Châu càng được nhân rộng và phát triển vững vàng. Ngoài những nghệ nhân lớn tuổi, câu lạc bộ cũng đã phát triển được đội ngũ trẻ, với những ca nương mới hơn 20 tuổi và trẻ nhất là ca nương đang học lớp 12. Với sự phát triển đó, những năm gần đây ca trù trở thành món ăn tinh thần đặc biệt trong dịp Tết đến Xuân về. Tại các buổi tế lễ, mừng thọ, đón dòng họ văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, hay tại các đình làng trong dịp đầu năm, tiếng nhạc, tiếng ca trù đã vang lên quen thuộc. Câu lạc bộ cũng đã 3 lần tham gia Liên hoan Ca trù toàn quốc có giải, 4 lần tham gia Tiếng hát Làng Sen (2 lần được giải A), 2 lần tập huấn ở Nhạc viện Hà Nội và nhiều lần tập huấn cấp tỉnh, huyện.

Câu lạc bộ được thành lập, tập hợp trong đó là những đào, kép xuất sắc nhất còn lại trên mảnh đất này. Khi họ ẩn trong vội vã cuộc sống đời thường, là bởi vì chưa ai nhớ đến họ. Nhưng khi đã được tìm đến, đã trở lại là một ca nương, một người nghệ sĩ, thì ai cũng muốn được thể hiện, được múa, hát, được đứng trên sân khấu. Ca trù ngày xưa được nhiều tầng lớp mến mộ. Giáo phường nhà tơ đại hàng Kẻ Lứ của dòng họ Trần được mời đi hát cửa quyền trong cung vua từ thời Lê Trung Hưng đến thời nhà Nguyễn. Rồi đặc quyền phục vụ hát ca trù từ đầu đến cuối tại Lễ hội Đền Cờn (ngày 15 – 17 tháng Giêng âm lịch) Lễ hội Đền Cuông (trong 3 ngày 14, 15, 16 tháng 2 âm lịch). Riêng ở Đình Cháy, hàng năm cứ đến lễ Kỳ phục 14, 15, 16 tháng Giêng, các làng rước kiệu thần về Đình Cháy tế và hát ca trù.

So với cái không khí của thời vàng son ấy, thì “đất diễn” cho những con người tài hoa này vẫn còn ít ỏi lắm. Ông Trần Cảnh Yên, chủ nhiệm câu lạc bộ cho biết: “Cái khó nhất của CLB bây giờ, là kinh phí hoạt động. Muốn tham gia biểu diễn, tham gia tập huấn, thì đều cần có kinh phí, mà câu lạc bộ là một tổ chức tự nguyện, không có nguồn thu, nên mọi hoạt động đều phải tính toán. Chúng tôi mong các ban, ngành chức năng quan tâm hơn nữa...”.

Cô Tâm Hạnh (SN 1962) – một ca nương của CLB Ca trù Diễn Châu, cũng cho biết: “Học ca trù khó lắm, nhiều người hát hay, mà phách không được đành chịu. Nhưng khi đã hát được, thì mê, không bỏ được. Mọi người đi hát cũng là vì tâm huyết, vì đam mê, chứ nhiều khi còn không đủ tiền xăng đi biểu diễn”.

Hồ Lài

tin mới

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.