Nỗ lực cuối cùng để bãi bỏ Obamacare ở Mỹ có thể lại 'chết yểu'

Nỗ lực cuối cùng của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm bãi bỏ Obamacare nhiều khả năng lại 'chết yểu' vì thiếu sự ủng hộ từ trong chính đảng Cộng hòa.

Thượng nghị sỹ Cộng hòa Mỹ Susan Collins ngày 25/9 tuyên bố sẽ phản đối nỗ lực cuối cùng của đảng này nhằm bãi bỏ Đạo luật Bảo vệ bệnh nhân và chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (ACA), hay còn gọi là Obamacare. Quyết định được đưa ra bất chấp những động thái vận động hành lang dày đặc từ phe Cộng hòa cũng như lời hứa rót tiền cho bang Maine của bà.

no luc cuoi cung de bai bo obamacare o my co the lai chet yeu hinh 1
Thượng nghị sỹ Cộng hòa Mỹ Susan Collins. (Ảnh: Reuters)

Những Thượng nghị sỹ Cộng hòa trung lập nhất đã tham gia vào hàng ngũ của Thượng nghị sỹ John McCain và Rand Paul nhằm phản đối dự luật chấm dứt Obamacare. Đây là một đòn giáng mạnh vào Tổng thống Donald Trump, người vẫn luôn coi việc đảo ngược đạo luật mang dấu ấn của người tiền nhiệm Barack Obama là ưu tiên hàng đầu từ khi còn vận động tranh cử năm 2016.

Ông Trump thậm chí đã tìm cách thuyết phục bà Susan Collins đổi ý trong một cuộc gọi ngày 25/9.

“Tổng thống đã gọi điện cho tôi hôm nay (25/9), Phó Tổng thống gọi cho tôi cuối tuần qua, Bộ trưởng Y tế Tom Price cũng đã gọi cho tôi… chắc là sẽ ngắn gọn hơn nếu liệt kê những người chưa gọi cho tôi vì dự luật này”, bà Collins cho biết.

Lý do hàng đầu để Thượng nghị sỹ Susan Collins đưa ra quyết định trên là vì dự luật bãi bỏ Obamacare sẽ cắt viện trợ y tế (Medicaid), một chương trình cho công dân thu nhập thấp và trẻ khuyết tật, trong khi bang Maine của bà có tới 20% dân số phụ thuộc vào chương trình đó.

“Việc tước đi một chương trình vốn đã là luật trong hơn 50 năm qua và tạo ra những thay đổi cơ bản về cấu trúc đó mà không có những phiên điều trần chuyên sâu để đánh giá tác động của nó đối với những công dân dễ bị tổn thương nhất của chúng ta là không thể chấp nhận được”, bà Collins nêu rõ.

Bà Collins cũng phản đối việc dự luật này vì nó loại bớt các biện pháp bảo vệ những người vốn có vấn đề về sức khỏe từ trước như là bệnh hen suyễn, ung thư hay đái tháo đường.

Quyết định được đưa ra ngay cả khi những “nhà tài trợ” cho dự luật này, Thượng nghị sỹ Lindsey Graham và Bill Cassidy, đã đề nghị tăng 43% quỹ chăm sóc sức khỏe liên bang cho bang Maine cũng như lợi ích cho những bang nào còn có các Thượng nghị sỹ đang đắn đo.

Bãi bỏ Obamacare đã là mục tiêu mà đảng Cộng hòa Mỹ đặt ra ngay từ khi đạo luật này được thông qua năm 2010. Họ cho rằng, dù mở rộng bảo hiểm y tế cho thêm khoảng 20 triệu người Mỹ nhưng nó lại là một cách can thiệp không chính đáng và tốn kém của chính phủ vào hệ thống y tế, đồng thời phản đối các loại thuế mà đạo luật này áp đặt lên giới giàu có.

Phe Cộng hòa hiện nắm đa số mong manh ở Thượng viện với 52 trên tổng số 100 ghế và đang đứng trước thời hạn chót ngày 30/9 phải thông qua dự luật bãi bỏ Obamacare chỉ với đa số đơn thuần, thay vì ngưỡng 60 phiếu thuận cho phần lớn các biện pháp khác.

Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viên Mitch McConnell vốn muốn tổ chức bỏ phiếu tuần này nhưng hiện vẫn chưa rõ ông sẽ xoay xở ra sao khi có tới 3 Thượng nghị sỹ Cộng hòa tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống, nghĩa là chỉ còn 49 người ủng hộ dự luật, không đủ đa số đơn thuần để thông qua kế hoạch này.

Thượng nghị sỹ Lindsey Graham bác bỏ nhận định cho rằng đây là nỗ lực cuối cùng để bãi bỏ Obamacare, qua đó cam kết sẽ tiếp tục hoàn thiện và thúc đẩy dự luật.

Trong khi đó, phe Dân chủ tuyên bố, chừng nào việc bãi bỏ Obamacare được gạt khỏi bàn nghị sự thì họ mới hợp tác với phe Cộng hòa “để tìm một sự thỏa hiệp có thể ổn định thị trường và giảm phí bảo hiểm”. Cả bà Collins và ông McCain của đảng Cộng hòa đều ủng hộ hướng giải quyết lưỡng đảng để sửa đổi những phần trong đạo luật Obamacare hiện chưa thực sự hiệu quả./.

Theo VOV

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.