Nỗi buồn và "áp lực tích cực" qua lấy phiếu tín nhiệm ở nghị trường

Theo Hoàng Thùy - Viết Tuân (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Đại biểu Quốc hội khóa XIII và một số cựu bộ trưởng chia sẻ trải nghiệm qua 2 lần lấy phiếu tín nhiệm năm 2013 và 2014.

Việc lấy phiếu tín nhiệm những người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn sẽ được các đại biểu tiến hành trong kỳ họp khai mạc sáng nay, thứ Hai ngày 22/10.

Kết quả lấy phiếu lần này sẽ có trong ngày 25/10. Đây là lần thứ 3 hoạt động nêu trên diễn ra tại nghị trường.

Sáng 11/6/2013, Quốc hội lần đầu tiên lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt. Người có số phiếu “tín nhiệm cao” nhiều nhất là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - tân Ủy viên Bộ Chính trị, với 372 phiếu.

Người có số phiếu “tín nhiệm thấp” nhiều nhất là ông Nguyễn Văn Bình - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với 209 phiếu. Người đứng thứ hai về số phiếu “tín nhiệm thấp” là ông Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo với 177 phiếu.

Ông Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội khi đó đã khẳng định kết quả lấy phiếu tín nhiệm rất tốt. Quốc hội đã hoàn thành trọng trách nhân dân cả nước giao về đánh giá tín nhiệm bước đầu.

Nỗi buồn và "áp lực tích cực" qua lấy phiếu tín nhiệm ở nghị trường ảnh 1

Các đại biểu Quốc hội tiến hành thủ tục lấy phiếu tín nhiệm tháng 11/2014. Ảnh: Q.H

Ông Lê Nam - đại biểu Quốc hội khóa XIII kể lại, lúc đó lấy phiếu tín nhiệm là một việc chưa có tiền lệ nên khi thực hiện "mọi người đều có những cảm xúc rất đặc biệt".

Ông còn nhớ như in hình ảnh Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận sau khi kết quả được công bố. Ông Luận là người đứng thứ hai về số phiếu tín nhiệm thấp sau ông Nguyễn Văn Bình - với 177 phiếu.

"Giờ giải lao, tôi đứng gần nên thấy Bộ trưởng Luận ra ngoài đứng một mình, nhìn về một nơi xa xăm, ánh mắt biểu thị nỗi buồn khôn tả", ông Nam nói và cho biết rất chia sẻ với vị tư lệnh ngành Giáo dục vì lúc bấy giờ lĩnh vực ông phụ trách có nhiều vấn đề nổi cộm, một số tồn tại nhức nhối. Đơn cử như việc thực hiện chiến dịch 'ba không' hay những chủ trương của Bộ trưởng tiền nhiệm cần thời gian để thực thi, giải quyết.  

"Cho dù anh Luận hay ai làm Bộ trưởng thì cũng phải gánh trên vai khối lượng lớn công việc", ông Nam nhận xét.

Theo dõi việc quản lý, điều hành ngành Giáo dục rất sát thời gian sau đó, ông Nam thấy rằng Bộ trưởng Luận đã cố gắng rất nhiều. Tuy nhiên, những điều đó vẫn không theo kịp mong muốn của cử tri và đại biểu, nên kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần 2 (năm 2014) dành cho ông Luận không khả quan hơn so với lần đầu.

"Lội ngược dòng ngoạn mục"

Khi được hỏi ấn tượng nhất với thành viên Chính phủ nào qua 2 lần lấy phiếu tín nhiệm 2013 và 2014, ông Lê Nam nói ngay: "Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình".

"Nhờ lấy phiếu tín nhiệm, một số thành viên Chính phủ đã thực sự thay đổi phong cách, tiêu biểu như ông Nguyễn Văn Bình", vị cựu đại biểu nêu ý kiến cá nhân.

Theo ông, lúc đó Thống đốc Bình gặp nhiều khó khăn khi cả đại biểu Quốc hội và cử tri, công luận đều chỉ trích nặng nề vấn đề nợ xấu, hoạt động của một số ngân hàng thương mại... Khi được chất vấn, ông Bình lại "thể hiện sự tự tin đến bất lợi" khi nói rằng mình xứng đáng được 1/2 giải Nobel. Vì vậy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã nhận được số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất với 209 phiếu. 

"Tôi cho rằng đó là một cú sốc đối với Thống đốc, và cú sốc này đã làm cho ông thay đổi, nỗ lực rất nhiều trên tất cả các mặt", ông Nam nói.

Vị đại biểu chia sẻ ông cảm nhận rất rõ những chuyển biến trong chỉ đạo, điều hành của Thống đốc Bình, trước hết là các giải pháp mạnh tay để quản lý giá vàng, ngoại tệ, hoạt động của ngân hàng thương mại và nợ xấu. Phong cách của Thống đốc, theo đại biểu Lê Nam cũng thay đổi, mềm mại hơn, khúc triết hơn và cũng thể hiện bản lĩnh quyết liệt hơn. 

Nỗi buồn và "áp lực tích cực" qua lấy phiếu tín nhiệm ở nghị trường ảnh 2

Thống đốc Nguyễn Văn Bình phát biểu trước Quốc hội năm 2014. Ảnh: Q.H

"Sự chuyển biến đó đã giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lội ngược dòng ngoạn mục khi đạt 323 phiếu tín nhiệm cao so với 88 phiếu ở lần đầu tiên", ông Nam nhận xét.

Đồng quan điểm với ông Nam, đại biểu khóa XIII Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) cho hay, "bản thân tôi trong lần lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên đã đánh giá Thống đốc Bình tín nhiệm thấp, nhưng qua theo dõi bước đi và sự cố gắng của vị trưởng ngành này, thì lần thứ 2 đã đánh giá tín nhiệm cao".

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là người nhận được số phiếu tín nhiệm thấp khá nhiều ở cả 2 lần lấy phiếu tín nhiệm năm 2013 và 2014, tuy nhiên, đại biểu Lê Nam vẫn đánh giá bà Tiến là "Bộ trưởng nữ duy nhất có rất nhiều nỗ lực và đã đạt những kết quả đáng ghi nhận".

Tuy nhiên, cũng như giáo dục, ông Nam cho rằng yêu cầu và áp lực của người dân với lĩnh vực y tế rất lớn và "va chạm trực tiếp hàng ngày", do vậy đòi hỏi Bộ trưởng cũng như toàn ngành phải "cố gắng không ngừng".

Trăn trở vì "nhận được nhiều phiếu tín nhiệm thấp"

Là người trong cuộc, cựu Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh chia sẻ, việc lấy phiếu tín nhiệm tác động rất lớn đến bản thân ông. 

Sau lần lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên với kết quả tín nhiệm cao 90 phiếu, tín nhiệm 286, tín nhiệm thấp là 116 phiếu, ông Tuấn Anh đã tự đặt câu hỏi: "Tại sao mình lại có số phiếu tín nhiệm cao ít như vậy". Rồi ông thẳng thắn nhìn nhận phiếu tín nhiệm thấp nhiều chứng tỏ "có những việc mình làm chưa tốt".

"Tôi đã nghĩ xem đó là những việc gì? Thậm chí, tôi còn họp các lãnh đạo Bộ để rút kinh nghiệm, chỉ đạo mọi người cùng cố gắng để lần sau Quốc hội đánh giá tốt hơn. Quan trọng là phải tự kiểm điểm bản thân, đừng bị ru ngủ bởi những kết quả mình làm được", ông Tuấn Anh nói.

Thực tế, trong suốt 1 năm sau lần lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên, ông Hoàng Tuấn Anh đã tìm giải pháp thu hút khách du lịch đến Việt Nam nhiều hơn. Ông cũng chăm lo cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, tăng cường quảng bá, chỉ đạo ngăn chặn nạn chặt chém du khách...

Ở lĩnh vực văn hóa, ông chủ trương đẩy mạnh tổ chức những ngày văn hóa Việt Nam ở nước ngoài để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam; tập trung xây dựng các hồ sơ di sản văn hóa trình UNESCO công nhận.

"Tôi cũng chú trọng chống tiêu cực trong bóng đá, xây dựng hình ảnh bóng đá Việt Nam đẹp trong mắt khán giả, đồng thời đẩy mạnh thể thao phong trào để phát hiện tài năng, bồi dưỡng cho thành tích cao", ông Hoàng Tuấn Anh cho hay.

Nỗi buồn và "áp lực tích cực" qua lấy phiếu tín nhiệm ở nghị trường ảnh 3

Từ trái qua: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (nhiệm kỳ 2011-2016) trong phiên lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội khóa XIII, ngày 15/11/2014. Ảnh: Q.H

Khác với cựu Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, nguyên Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền chia sẻ với báo chí, đến nay vẫn còn băn khoăn, trăn trở về kết quả tín nhiệm các đại biểu dành cho bà.

Năm 2013, bà Hải Chuyền đứng thứ 43 trong số 47 người được lấy phiếu tín nhiệm; năm 2014 đứng thứ 44 trong số 50 người được lấy phiếu. 

"Tôi đương nhiên là thấy buồn. Nhưng tôi nghĩ do thông tin đến với đại biểu và dịp để tôi chia sẻ với đại biểu không có nên có thể họ hiểu về mình không đúng, hiểu về ngành mình chưa thực chất, chưa biết đến những cố gắng trong xử lý tình huống cụ thể phát sinh ở cơ sở", bà nói.

Không chấp nhận "dĩ hòa vi quý"

Sau 2 lần lấy phiếu tín nhiệm, ông Lê Nam đúc kết là khối lập pháp được nhiều phiếu tín nhiệm cao hơn khối hành pháp. 

Ông lý giải, nguyên nhân có thể do khối lập pháp có thuận lợi hơn khi không trực tiếp điều hành những vấn đề nóng, đối diện với bức xúc của người dân. Hơn nữa, khối lập pháp nói chung cũng có nhiều đổi mới nên vai trò của từng người dễ được thể hiện để đại biểu nhận biết.

Còn khối hành pháp gồm các thành viên Chính phủ phải đối diện với từng lĩnh vực riêng, trong đó nhiều yếu kém đã tồn tại từ lâu, tích tụ dần, như giáo dục, y tế...

Đề cập đến lần lấy phiếu tín nhiệm sắp diễn ra, ông Lê Nam nhấn mạnh, đánh giá tín nhiệm của đại biểu đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn rất quan trọng, ảnh hưởng đến sinh mệnh chính trị của người đó, nên mỗi đại biểu cần phải thật sự khách quan, công tâm.

Với kinh nghiệm của mình, ông Lê Nam cho rằng mỗi đại biểu nên căn cứ vào chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều hành của từng cá nhân với lĩnh vực mà họ phụ trách, xem đã đem lại kết quả thế nào đối với đời sống của nhân dân và sự phát triển của đất nước. 

Ông Nguyễn Anh Sơn thì lưu ý các vị đại biểu đương nhiệm kiên quyết "không chấp nhận lĩnh vực yếu kém nhưng cá nhân phụ trách lại được đánh giá tín nhiệm cao". Vì vậy, ông nhắn nhủ, các đại biểu khi cầm bút, cầm lá phiếu để đánh giá phải mạnh dạn, không thể "dĩ hòa vi quý" vì đó là trách nhiệm của mình trước cử tri và đất nước.

Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp” (3 mức).

Những người được lấy phiếu tín nhiệm gồm Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, các thành viên Chính phủ, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. Trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban Thường vụ trình cấp có thẩm quyền khởi động quy trình bỏ phiếu tín nhiệm.

tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

(Baonghean.vn) - Thường trực Tỉnh ủy chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm ngày truyền thống; UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 3; Nghệ An sẽ tổ chức tri ân các anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên; Công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2023… là những nội dung đăng tải trong ngày.

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 3, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm; tháo gỡ khó khăn, tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

(Baonghean.vn) - Sáng 26/3, nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn công tác của tỉnh đến thăm, chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công trình đường dây 500kV mạch 3; Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nghệ An lần thứ XX; Chung cư nội đô ở thành phố Vinh tăng giá mạnh… là những thông tin nổi bật trong ngày 25/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024; Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7; Giao dịch vàng sôi động trở lại… là những thông tin nổi bật ngày 24/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

(Baonghean.vn) - Xã Thanh Tiên đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp; Hai cán bộ đoàn Nghệ An đạt giải thưởng Lý Tự Trọng cấp Trung ương… là những nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 23/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3 trên baonghean.vn có một số nội dung đáng chú ý: Khánh thành Dự án khôi phục, nâng cấp hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An; Cảnh báo chiêu trò của tội phạm sử dụng công nghệ cao; TP. Vinh đề xuất thu phí dừng, đỗ xe trên trên một số tuyến đường chính...

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

(Baonghean.vn) - Vấn đề trọng tâm được đặt ra tại hội nghị liên quan đến các giải pháp dựa vào cộng đồng để làm du lịch; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, di sản; đẩy mạnh quảng bá du lịch; đào tạo nguồn nhân lực...

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Tròn 70 năm, kể từ ngày có tên gọi Thanh Liên, mỗi giai đoạn là một dấu mốc nỗ lực, sáng tạo, vượt khó vươn lên của Đảng bộ và Nhân dân nơi đây. Đặc biệt 10 năm gần đây, địa phương luôn giữ vững “lá cờ” đầu trong các phong trào của huyện Thanh Chương.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh khảo sát các mô hình du lịch cộng đồng tại 4 huyện miền Tây Nghệ An; Chi tiết phương án tuyển sinh lớp 10 vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu; Công an huyện Tương Dương thông báo truy tìm chủ sở hữu phương tiện vi phạm hành chính...