Nông dân Nghệ An có thu nhập tốt từ hái sim rừng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm sim ở các vùng đồi chín rộ, người dân đổ xô hái sim nhập cho thương lái. Chỉ vài giờ đồng hồ, người dân thu về 200.000-300.000 đồng sau khi bán sim tươi. Năm nay, sim mất mùa nhưng lại được giá nên người dân vẫn có thu nhập khá từ thu hái “lộc rừng”…
Hiện đang rộ mùa thu hoạch sim quả. Ảnh: Thanh Phúc
Hiện đang rộ mùa thu hoạch sim quả. Ảnh: Thanh Phúc

Toàn xã Thanh Lâm (Thanh Chương) có khoảng 60ha sim rừng mọc tự nhiên trên các triền đồi. Sim ra hoa vào tháng ba và quả chín cho thu hoạch vào khoảng tháng 6 âm lịch. Thời gian thu hoạch kéo dài đến tháng 9. Vào mùa sim chín rộ, 5h sáng, người dân Thanh Lâm lại tập trung thành từng nhóm lên các đồi, núi hái sim.

Chị Nguyễn Thị Lành, một người dân xã Thanh Lâm đang hái sim trên rú Trăm cho biết: “Mùa sim chín cũng là thời điểm nông nhàn, con cái nghỉ hè nên sáng sớm 2 vợ chồng cùng 2 con đi hái sim. Mùa sim chín rộ, trong khoảng 3 tiếng đồng hồ, từ 5h sáng – 8h sáng, 4 người cũng hái được 20 kg sim, xuống núi có người đón mua ngay với giá 35.000 đồng/kg. Đây là nguồn thu không nhỏ đối với những gia đình thuần nông như chúng tôi”.

Trước đây, xã Thanh Lâm bạt ngàn những đồi sim. Những rú Trăm, rú Trại, đồi hồ Cơn Danh… toàn là sim rừng. Nhưng ngày trước, sim chỉ là thứ quả “ăn chơi”, không có giá trị kinh tế nên người ta chặt bỏ, bứt về làm củi đun.

Trước đây, cây sim không có giá trị kinh tế nên bị chặt bỏ khá nhiều. Ảnh: Thanh Phúc
Trước đây, cây sim không có giá trị kinh tế nên bị chặt bỏ khá nhiều. Ảnh: Thanh Phúc

Anh Nguyễn Văn Toàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Lâm cho biết: “Cây sim trước đây mọc hoang dại ở các đồi, quả sai lúc lỉu. Sim bạt ngàn, hái ăn không hết, bán thì rẻ mạt và cũng không có người thu mua nên bị chặt bỏ để trồng keo trồng thông và để cây dành dành phát triển. Khoảng mười năm trở lại đây, quả sim trở thành hàng hoá, được thương lái thu mua tận nơi với giá cao nên được người dân tìm hái. Cứ vụ sim chín, 70% dân làng lên đồi hái sim, mang lại thu nhập khá cao cho người dân”.

Dịp này, người dân xung quanh khu vực rú Nhón, rú Thành ở các xã Xuân Lam, Hưng Nghĩa, Hưng Thành… lại mang theo “đồ nghề” gồm găng tay, túi bóng, làn nhựa, rổ nhựa đi hái sim. Những cây sim già cao quá đầu người, tán rộng cả mét trải dài trên lưng chừng rú Nhón. Năm nay, do thời tiết bất lợi nên sim không sai quả bằng mọi năm và quả cũng nhỏ hơn.

Sim quả hái về được thương lái thu mua và xuất ra thị trường các tỉnh, nhập bán sang cả Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Ảnh: Thanh Phúc
Sim quả hái về được thương lái thu mua và xuất ra thị trường các tỉnh, nhập bán sang cả Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Ảnh: Thanh Phúc

Theo bà Trần Thị Chuyên, một người phụ nữ luống tuổi sống dưới chân rú Nhón thì mùa sim chín đem lại thu nhập chính cho hai mẹ con bà, giúp bà có thêm đồng ra, đồng vào trang trải cuộc sống. “Nhà tôi ngay dưới chân rú Nhón. Hơn 10 năm nay, cứ mùa sim chín là mẹ con xách làn lên rú hái sim. Năm được mùa, năm mất mùa, năm giá sim cao năm thì mất giá nhưng trung bình, mỗi ngày, cả hai mẹ con cũng có thu nhập từ 300-500.000 đồng từ hái sim quả bán cho thương lái. 3 tháng thu hoạch sim cũng có hàng chục triệu đồng, đủ để trang trải các khoản chi lớn trong năm”.

Ở các xã Xuân Lam, Hưng Nghĩa, Hưng Thành… mỗi xã có 3-5 đại lý chuyên thu mua sim tươi. Người dân hái xong đem nhập cho các đại lý trong xã, các đại lý chọn lọc, phân loại rồi xuất ra thị trường phía Bắc, phía Nam. Anh Nguyễn Hải Thọ, một thương lái chuyên thu mua sim trái ở Hưng Nghĩa cho biết: “Mùa sim chín, người dân đến nhập chừng nào thì chúng tôi thu mua hết chừng đó. Cao điểm, có khi lên đến đầu tấn. Năm nay, sim mất mùa, quả nhỏ hơn và không căng mọng, đẹp mã nhưng các thương lái đang thu mua với giá cao nên hiện, mức giá chúng tôi mua cho bà con dao động từ 30.000-35.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi năm ngoái”.

Rộ mùa, có những người sau vài tiếng đồng hồ đã kiếm được 200.000-300.000 đồng từ thu hái 'lộc rừng'. Ảnh: Thanh Phúc
Rộ mùa, có những người sau vài tiếng đồng hồ đã kiếm được 200.000-300.000 đồng từ thu hái 'lộc rừng'. Ảnh: Thanh Phúc

Thời điểm này cho đến tháng Bảy âm lịch là rộ vụ thu hái sim rừng. Người dân các địa phương ở Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Yên Thành, Hưng Nguyên, Nam Đàn và nhiều xã có vùng đồi ven biển ở Quỳnh Lưu đang bước vào mùa hái "lộc rừng". Công việc thu hái sim đem lại từ 200.000-300.000 đồng/ngày là nguồn thu không nhỏ cho những người nông dân trong thời điểm nông nhàn.

Theo đông y, quả sim có vị ngọt, chát, tính bình có tác dụng hành huyết, chỉ huyết, bổ huyết, hoạt lạc, thường dùng trong trường hợp suy nhược cơ thể, thiếu máu do mất máu, thiếu máu do thai nghén, người yếu mệt sau khi có bệnh, suy nhược thần kinh, ù tai, di tinh. Với những đặc tính tốt của loại quả này khoảng 10 năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sim rừng để ngâm rượu, làm si rô, làm trà sim… tăng mạnh.

Gần đây, rất nhiều người tìm đến các đồi sim để "check-in", chụp ảnh và trải nghiệm việc hái sim. Đây cũng chính là một xu hướng để phát triển cây sim theo hướng du lịch sinh thái. Ảnh: Nguyễn Thành

Gần đây, rất nhiều người tìm đến các đồi sim để "check-in", chụp ảnh và trải nghiệm việc hái sim. Đây cũng chính là một xu hướng để phát triển cây sim theo hướng du lịch sinh thái. Ảnh: Nguyễn Thành

Nhận thấy giá trị kinh tế của loại quả rừng này, nhiều địa phương đã có phương án khoanh nuôi, bảo vệ, khai thác cây sim có hiệu quả; nhiều hộ có diện tích vườn đồi rộng đã đưa cây sim về trồng ngay dưới tán rừng, cho thu nhập 3-5 triệu đồng vụ/ha. Từ đó, mở ra hướng chuyển đổi cây trồng dưới tán rừng ở nhiều địa phương bán sơn địa…

tin mới

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.