Nông dân Nghệ An đưa cá 'đi' tránh bão

(Baonghean.vn) -Nhằm hạn chế thiệt hại xảy ra đối với thủy sản nuôi khi bão đổ bộ các hộ dân đang tích cực gia cố ao nuôi, chằng chéo bè và khẩn trương thu hoạch chạy bão.
Trước khi bão về, anh Nguyễn Văn Điệp dùng bê tông kè ao tránh sạt lở, gây thất thoát cá. Ảnh: Thanh Phúc
Trước khi bão về, anh Nguyễn Văn Điệp dùng bê tông kè ao tránh sạt lở, gây thất thoát cá. Ảnh: Thanh Phúc

Gia đình anh Nguyễn Văn Điệp (xóm 1, Nghi Hoa, Nghi Lộc) có gần 2ha ao nuôi cá. Hiện có khoảng 2 tấn cá đã đến kỳ xuất bán và khoảng 5 tấn sẽ cho thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán. Khi có thông tin bão sẽ đổ bộ vào khu vực Bắc Trung bộ, gây ảnh hưởng mưa to đến rất to nên anh đã kéo lưới chăng quanh khu vực ao; lát bê tông kè bờ ao để cá không bị thất thoát khi mưa to, nước ao dâng cao.

Anh Nguyễn Văn Điệp cho biết: “Bình thường như mọi năm thì đã thu hoạch tỉa, bán bớt lượng cá to trong ao trước mùa mưa bão. Song năm nay, dịch Covid-19 nên cá khó tiêu thụ, hiện 2 tấn cá đề kỳ xuất ao vẫn chưa bán được. Mưa bão về, cũng đã gia cố ao, giăng lưới quanh bờ. Nhưng nếu mưa lớn thì cũng rất đáng lo”.

Trên bờ, anh giăng lưới cao 2-3m để nước dâng, cá khó thoát ra ngoài. Ảnh: Thanh Phúc
Trên bờ, anh giăng lưới cao 2-3m để nước dâng, cá khó thoát ra ngoài. Ảnh: Thanh Phúc

Trận lụt tháng 9/2020, anh mất trắng 5 tấn cá, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Rút kinh nghiệm, năm nay, anh đã chuẩn bị sẵn một ao trống ở Nghi Phương, có mặt bằng cao hơn, cách xa sông Cấm để khi nước dâng cao thì sẽ có phương án bắt toàn bộ cá ở trang trại Nghi Hoa, vận chuyển bằng xe tải chuyển lên thả ở Nghi Phương nhằm bảo toàn số lượng.

Có kinh nghiệm hàng chục năm nuôi tôm và cá lồng bè nên anh Lê Anh Tuấn (xóm 3, xã Khánh Hợp) đã kịp thời thu hoạch và bán hết 1,5 tấn tôm trước khi mưa bão về. “So với mọi năm giá tôm thấp hơn và tôm cũng chưa đạt kích cỡ mong muốn. Song thu hoạch và bán “chạy bão” nên chấp nhận thiệt giá còn hơn để bão vô mất sạch”. Còn 6.000m2 lồng bè ương giống cá vược, cá mú, cá chim, cá hồng mỹ… để đảm bảo an toàn khi bão đến, anh đã cho công nhân gia cố lại bè nuôi, đặt thêm thùng phuy, can nhựa làm phao, bắt cá từ ao lớn vào lồng để giảm thiểu thiệt hại.

Các hộ nuôi tôm, cá lồng bè ven biển đang cấp tập chằng chống lại lồng bè, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão. Ảnh: Thanh Phúc
Các hộ nuôi tôm, cá lồng bè ven biển đang cấp tập chằng chống lại lồng bè, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão. Ảnh: Thanh Phúc

Bà Trần Thị Hoàng Vân, chuyên viên phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghi Lộc cho biết: “Toàn huyện có gần 2.000 hộ nuôi trồng thủy sản với diện tích trên 1.200ha. Để đảm bảo an toàn cho thủy sản nuôi mùa mưa bão, huyện đã có công văn đến các xã, thị đốc thúc người dân nuôi trồng thủy sản chủ động ứng phó với bão lũ. Theo đó, vận động bà con thu hoạch thủy sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm; gia cố, tu sửa bờ ao, cống thoát nước; chuẩn bị đăng, lưới chắn, tàu thuyền… để chủ động khi có tình huống bất trắc xảy ra”.

Nhiều hộ dân chấp nhận
Nhiều hộ dân chấp nhận "bán tháo" cá dù chưa được giá để tránh thiệt hại do mưa bão. Ảnh: Thanh Phúc

Trước khi mưa bão tràn về, các hộ nuôi ở Nghi Quang, Nghi Thiết, Nghi Tiến (Nghi Lộc) và Nghi Tân, Nghi Thủy (Cửa Lò) cũng đang khẩn trương thu hoạch và bán số lượng cá đã đạt trọng lượng ở các lồng, bè. Các hộ nuôi cho biết, khó khăn về đầu ra do dịch Covid-19, giá cá xuống thấp và khó tiêu thụ nhưng vẫn phải chấp nhận “bán tháo” để vớt vát vốn đã bỏ ra bởi những tháng cuối năm, liên tiếp các cơn bão tràn về, nếu không thu hoạch kịp sẽ đối mặt nguy cơ mất trắng. 

Nhiều hộ bắt cá từ ao, lồng bè vận chuyển vào các ao ở khu vực cao, an toàn hoặc các ao tôm để bảo toàn số lượng, tránh thất thoát khi nước dâng cao. Ảnh: Thanh Phúc
Nhiều hộ bắt cá từ ao, lồng bè vận chuyển cá vào các ao ở khu vực cao, an toàn hoặc các ao tôm để tránh bão. Ảnh: Thanh Phúc

Đối với số lượng cá chưa bán kịp, các hộ đã hàn thêm khung thép, thay lưới mới và chuẩn bị các phương án ứng phó. Trong đó, rất nhiều hộ có kinh nghiệm đã chuẩn bị ao trống hoặc tận dụng các ao bạt nuôi tôm để đưa cá từ lồng bè ngoài lạch vào ao để tránh thiên tai.  Anh Lê Thế Anh, chủ lồng bè nuôi cá vược ở Nghi Tân (TX.Cửa Lò) cho hay: “Khi có thông tin bão số 8 sắp đổ bộ, ngay sau đó là bão số 9 có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Nghệ An, tôi đã mua thêm dây neo, lưới để gia cố lồng bè, tránh trường hợp tác động mạnh từ sóng lớn. Nếu mưa to, sẽ có phương án vận chuyển cá từ lồng bè vào nơi an toàn”. 

Các hộ nuôi cá lồng bè đã gia cố lại lồng nuôi để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão. Ảnh: Thanh Phúc
Các hộ nuôi cá lồng bè đã gia cố lại lồng nuôi để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão. Ảnh: Thanh Phúc
Theo dự báo, từ tháng 9/2021 đến hết năm 2021, còn khoảng 7-9 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông, trong đó có khoảng 1-2 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu vực Bắc Trung Bộ. Trên các sông khu vực Bắc Trung Bộ có khả năng xảy ra 1-3 đợt lũ vừa và lớn.  Để chủ động ứng phó diễn biến của bão, mưa lũ, ổn định nuôi trồng thủy sản, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người sản xuất, Chi cục Thủy sản Nghệ An có công văn hướng dẫn các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thực hiện các phương án: Thu hoạch thủy sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm; Tăng cường gia cố, tu sửa bờ ao, cống cấp, thoát nước chắc chắn có khả năng chống chịu khi mưa lũ lớn...

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.