Nông dân ngừng cho thanh long ra quả để đối phó với dịch bệnh

Lo ngại không có đầu ra do dịch Covid-19, nhiều nhà vườn ở tỉnh Bình Thuận đã ngừng chong đèn thanh long ra trái nghịch vụ.
Khu vườn gần một ha của gia đình ông Nguyễn Văn Chín ở xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc trồng gần 1.000 trụ thanh long. Lứa trước, một nửa vườn đã cho thu hoạch. Lẽ ra, thời điểm này, khu vườn đã sáng đèn, nhưng ông quyết định ngắt điện, ngừng xử lý ra trái nghịch vụ cho 500 trụ còn lại. Ông đem gần 800 bóng đèn compact và dây điện cất hết vào kho, đình lại việc kéo dây, mắc bóng ra vườn.
Thanh long được tập kết chờ đưa đi tiêu thụ khi giá xuống thấp. Ảnh: Việt Quốc
Thanh long được tập kết chờ đưa đi tiêu thụ khi giá xuống thấp. Ảnh: Việt Quốc

Nhận thấy dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thụ còn bấp bênh, giá thanh long tại vườn chỉ 3.000 - 5.000 đồng/ký, ông Chín cho rằng nếu tiếp tục chong đèn sẽ bị thua lỗ. Mỗi lần chong đèn tốn cả chục triệu đồng tiền điện, chưa kể tiền phân thuốc và công chăm sóc trong 3 tháng, tổng cộng khoảng 30 triệu đồng. "Làm mà thua lỗ, chẳng thà cho vườn nó nghỉ còn hơn", ông Chín nói.

Cạnh đó, khu vườn 400 trụ của anh Nguyễn Xuân Dũng cũng không xử lý chong đèn. Hai hôm trước, anh Dũng dùng câu liêm giật bớt những cành già và nhánh non thừa thãi, chỉ để lại những cành khỏe mạnh chờ ăn lứa hàng mùa (vụ chính ra trái tự nhiên trong mùa mưa) sau ba tháng nữa. Lứa này anh dừng để bảo toàn vốn đầu tư. "Mình ít vốn, phải đi vay mượn, gia đình tôi không dám mạo hiểm", anh nói.

Ông Nguyễn Văn Chín, xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc cất bóng đèn vào kho, ngừng cho thanh long ra trái mùa nghịch. Ảnh: Việt Quốc
Ông Nguyễn Văn Chín, xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc cất bóng đèn vào kho, ngừng cho thanh long ra trái mùa nghịch. Ảnh: Việt Quốc

Tại xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam, nhiều nông dân trồng thanh long cũng hành động tương tự. Họ không dám đầu tư cho "canh bạc" ẩn chứa nhiều rủi ro ở phía trước. Lứa mới đây mất hơn 20 triệu chưa thu hồi vốn do bán giá quá thấp, ông Nguyễn Văn Khuê (ở thôn Đàng Thành) không dám đầu tư tiếp. "Giờ tôi chỉ dưỡng cành, chờ đến tháng tư, mưa xuống, ăn hàng mùa cho nó chắc", ông nói. 

Hiện, một số vườn chong đèn trước Tết đã ra trái. Các chủ vườn sắp thu hoạch cảm thấy lo lắng vì đã lỡ bỏ vốn đầu tư. Một số khác, thanh long đang cho ra búp lớn, đến giữa tháng 3 sẽ cho thu hoạch trái chín. Thấy giá cả bất ổn, các chủ vườn buộc phải cắt bỏ bớt búp trên cành, chỉ nuôi lại số ít để giảm chi phí đầu tư, chăm sóc trong thời gian còn lại.

Ông Nguyễn Văn Hòa, xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam ngắt bớt búp để giảm chi phí đầu tư trong bối cảnh thị trường bấp bênh do dịch nCoV. Ảnh: Việt Quốc.
Ông Nguyễn Văn Hòa, xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam ngắt bớt búp để giảm chi phí đầu tư trong bối cảnh thị trường bấp bênh do dịch nCoV. Ảnh: Việt Quốc.

Ông Nguyễn Văn Hòa, chủ vườn ở xã Mương Mán, đã chạy điện 500 trụ trước Tết. Sau 21 ngày chong, ông rút điện vào mùng 3 Tết. Trúng thời tiết đẹp, thanh long cho ra nhiều búp. Cứ mỗi trụ 30-35 búp, thậm chí 40 búp. Nhưng mấy hôm nay, ông đành ngắt bỏ gần một nửa. Thường thì mỗi trụ chừa lại 30 búp, nhưng nay chỉ chừa 20 búp. "Bốn mươi ngày nữa mới thu hoạch. Phải bẻ bớt, vì để càng nhiều càng tốn chi phí đầu tư", ông Hòa cho biết.

Tuần trước, ngày 4/2, UBND tỉnh Bình Thuận triệu tập các ngành liên quan để tìm giải pháp tháo gỡ, giúp nông dân vượt qua khó khăn do lượng hàng bị ùn ứ ở các cửa khẩu biên giới. Theo số liệu báo cáo, diện tích chong đèn cho ra trái trong giai đoạn từ sau Tết khoảng 10.000 ha (khoảng 1/3 tổng diện tích), với sản lượng gần 100.000 tấn, đến cuối tháng 2 mới thu hoạch xong.

Cùng với việc kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ tiêu thụ, lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn người trồng thanh long có kế hoạch sản xuất phù hợp trước tình hình dịch nCoV. Ông Phan Văn Tấn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, đã đề nghị các huyện cùng Hiệp hội Thanh long khuyến cáo cho nông dân và hội viên vấn đề này.

Cụ thể, những vườn xử lý chong đèn đã cho ra búp nụ, trái xanh, nông dân cần tỉa bớt, giảm từ 1/2 đến 2/3 lượng trái trên cây, để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái, giảm tối đa chi phí đầu vào và dưỡng sức cho cây.

Những vườn đã thu hoạch trong tháng 2, chủ vườn nên tạm dừng kích thích đèn cho ra hoa trái vụ, đồng thời tỉa bớt cành già, cành bệnh, vệ sinh vườn sạch sẽ, chăm sóc lứa chồi hiện có chờ dịp thuận lợi sản xuất trở lại.

Đối với những vườn chưa hợp đồng tiêu thụ đang xử lý chong đèn và những vườn đã chong đèn hơn 10 đêm, có thể cân nhắc việc duy trì hoặc ngưng chạy điện để tránh thiệt hại do thị trường bất ổn trong thời điểm dịch bệnh Corona.

Bình Thuận trồng hơn 30.000 ha thanh long. Ngoài vụ ra trái tự nhiên vào mùa mưa (tháng 4-8 âm lịch), nhà vườn còn xử lý cho thanh long ra trái nghịch vụ bằng kỹ thuật chong đèn ban đêm - một năm ba lứa (một lứa ba tháng). Đây là lứa chong đèn cuối trong niên vụ 2019 - 2020. Chi phí đầu tư cao, thanh long chong đèn phải có giá 13.000 - 14.000 đồng một ký trở lên, nông dân mới lãi.

tin mới

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

(Baonghean.vn) -Thực hiện Kế hoạch mở đợt kiểm tra cao điểm về hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là IUU), chiều 28/3, đoàn công tác Ban chỉ đạo IUU của tỉnh tiến hành kiểm tra tại địa bàn Quỳnh Lưu và TX. Hoàng Mai.

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.