“Nóng” sự kiện thế giới 24h qua

Thái Bình (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Triều Tiên kêu gọi Hàn Quốc ngừng tập trận quân sự với Mỹ; Trung Quốc lập siêu cơ quan chống tham nhũng; Tàu chiến Trung Quốc tiến sát đảo tranh chấp với Nhật ... là những tin tức quốc tế nổi bật 24h qua.

1. Triều Tiên kêu gọi Hàn Quốc ngừng tập trận quân sự với Mỹ

Binh sĩ Mỹ-Hàn trong cuộc tập trận chung. Ảnh: Reuters
Binh sĩ Mỹ-Hàn trong cuộc tập trận chung. Ảnh: Reuters
Truyền thông Triều Tiên ngày 11/1 kêu gọi Hàn Quốc ngừng các cuộc tập trận quân sự chung với Mỹ nhằm tránh căng thẳng leo thang.

Tờ Rodong Sinmun của Đảng Lao động Triều Tiên đưa ra bình luận, nếu Hàn Quốc thực sự muốn giảm căng thẳng và hướng tới hòa bình, trước hết nước này nên dừng tất cả các hành động quân sự chung với Mỹ nhằm chống lại “người anh em phương Bắc”.

Cũng theo tờ báo này, các cuộc tập trận quy mô lớn là nhằm đe dọa và tấn công Triều Tiên đã đẩy căng thẳng tại khu vực vào tình thế vô cùng nguy hiểm.

2. Trung Quốc lập siêu cơ quan chống tham nhũng

Việc thành lập Ủy ban Giám sát quốc gia sẽ là ưu tiên hàng đầu của CCDI. Ảnh: SCMP
Việc thành lập Ủy ban Giám sát quốc gia sẽ là ưu tiên hàng đầu của CCDI. Ảnh: SCMP
Ngày 11/1, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) nhóm họp ở Bắc Kinh để vạch ra nghị trình năm 2018, ưu tiên chính được dự báo là việc thành lập một "siêu cơ quan" chống tham nhũng mới.

Chiến dịch chống tham nhũng do ông Tập Cận Bình phát động cách đây 5 năm được xem là rộng khắp và dữ dội nhất trong lịch sử nước CHND Trung Hoa. Hơn 1,4 triệu cán bộ, bao gồm quan chức cấp cao nhất thuộc Đảng và quân đội, đã bị kỷ luật hoặc truy tố tội tham nhũng và bất trung.

3. Tàu chiến Trung Quốc  tiến sát đảo tranh chấp với Nhật

Tàu ngầm Trung Quốc áp sát đảo Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản báo động khẩn.
Tàu ngầm Trung Quốc áp sát đảo Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản báo động khẩn.
Nhật Bản, ngày 11/1, thông báo phát hiện một tàu khu trục của Trung Quốc trong vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku (phía Bắc Kinh gọi là đảo Điếu Ngư) trên Biển Hoa Đông.
Đây là lần đầu tiên của tàu Trung Quốc tiến sát khu vực tranh chấp với Nhật Bản trong hơn một năm qua, theo Japan Times.

Các tàu của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản đã phát hiện tàu khu trục lớp Jiangkai II trọng tải 4.000 tấn lúc khoảng 11h sáng, xung quanh các hòn đảo do Tokyo quản lý.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay, một tàu ngầm không rõ quốc tịch cũng được phát hiện tiến vào vùng biển tiếp giáp quần đảo tranh chấp. "Chúng tôi đang theo dõi các tàu và gửi thông điệp tới họ rằng họ đã tiến vào vùng biển tiếp giáp gần lãnh thổ Nhật Bản", ông nói thêm.

4. Quân đội Mỹ điều máy bay ném bom tàng hình tới đảo Guam
Máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit.guồn: Military.com)
Máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit. Nguồn: Military.com
Yonhap dẫn thông báo của quân đội Mỹ ngày 11/1 cho biết, nước này đã điều 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tới đảo Guam, nơi đồn trú của các máy bay ném bom siêu thanh B-1B Lancer.
Các lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ trên trang web của mình cho hay, khoảng 200 phi công và các máy bay B-2 Spirit vừa được triển khai từ căn cứ Không quân Whiteman ở Missouri tới căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam.
Theo đơn vị nói trên, động thái này là một phần của hoạt động luân phiên thường kỳ các máy bay ném bom của Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, họ không tiết lộ các máy bay ném bom này sẽ đồn trú tại đảo Guam bao lâu.
5. Đức tiến gần đàm phán liên minh chính thức
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội Martin Schulz. Ảnh: EPA.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội Martin Schulz. Ảnh: EPA.
Theo kế hoạch ngày 11/1 sẽ là ngày cuối cùng diễn ra cuộc đàm phán thăm dò giữa liên đảng  bảo thủ Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của Thủ tướng Đức Angela Merkel và đảng Dân chủ Xã hội (SPD).

Đây cũng sẽ là ngày đàm phán quan trọng nhất khi các bên sẽ tập trung thảo luận và tìm giải pháp chung cho những vấn đề nhạy cảm vốn gây chia rẽ từ trước đến nay, đồng thời cũng là căn cứ để các bên đưa ra quyết định xem liệu có thể tiến tới các cuộc đàm phán chính thức thành lập một chính phủ mới tại Đức hay không.

6. Cánh tay phải của nhà lãnh đạo Triều Tiên được thăng chức

Ông Choe Ryong Hae từng là phụ tá quân sự thân cận của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Ông Choe Ryong Hae (trái) từng là phụ tá quân sự thân cận của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Theo Kyodo, ngày 11/1, Bộ Thống nhất Hàn Quốc xác nhận, ông Choe Ryong Hae, cánh tay phải của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, đã được bổ nhiệm làm người đứng đầu Ban chỉ đạo và tổ chức thuộc đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền. 
Với việc bổ nhiệm trên, ông Choe Ryong Hae sẽ chịu trách nhiệm giám sát chính sách nhân sự của đảng Lao động Triều Tiên. 
Cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đã nắm giữ vị trí này từ năm 1973 cho đến khi qua đời vào tháng 12/2011. Sau đó ông Kim Jong-un thay cha nắm giữ chức vụ này. 
7. Anh khẳng định không tổ chức trưng cầu ý dân lần 2 về Brexit
Quốc kỳ Anh và Liên minh châu Âu trong cuộc tuần hành phản đối Brexit tại khu vực Tháp đồng hồ Big Ben ở London, Anh hồi năm 2017. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Quốc kỳ Anh và Liên minh châu Âu trong cuộc tuần hành phản đối Brexit tại khu vực Tháp đồng hồ Big Ben ở London, Anh hồi năm 2017. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo Reuters, ngày 11/1, phản ứng trước việc gia tăng kêu gọi tiến hành cuộc trưng cầu ý dân mới về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU - còn được gọi là Brexit), người phát ngôn của Thủ tướng Anh Theresa May khẳng định thủ tướng sẽ không tổ chức cuộc trưng cầu thứ hai kiểu này. 
Trước đó cùng ngày, người vận động Brexit đồng thời là cựu lãnh đạo đảng Độc lập Vương quốc Anh (UKIP), ông Nigel Farage cho hay ông muốn tổ chức cuộc trưng cầu ý dân lần hai về vấn đề Brexit, lập luận rằng một cuộc bỏ phiếu nữa sẽ cho thấy phe ủng hộ "rời EU" tiếp tục chiến thắng và chấm dứt tranh cãi.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.