Nóng tình trạng buôn 'hàng con'

(Baonghean) - Hổ, khỉ mặt đỏ, tê tê... những đột vật hoang dã, quý hiếm đều được các đối tượng hám tiền vận chuyển, buôn bán trong sự thách thức với cơ quan chức năng.

Thu lợi bất chính

Trong thời gian qua, lực lượng cảnh sát đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ tàng trữ cá thể hổ trái phép trong nhà dân. Vào chiều 27/10/2016, tại nhà bà Nguyễn Thị Quế (SN 1968), trú tại xã Diễn Lâm (Diễn Châu), cảnh sát phát hiện trong tủ đông lạnh nhà bà Quế có chứa một cá thể hổ còn nguyên nặng 37kg, một phần cá thể hổ nặng 21kg và một đầu hổ nặng 6kg.

2 cá thể hổ được phát hiện tại trang trại bò của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Huệ. Ảnh tư liệu
2 cá thể hổ được phát hiện tại trang trại bò của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Huệ. Ảnh tư liệu

Hai cá thể hổ ướp lạnh tại nhà bà Quế được xác định là của Lê Văn Đức (SN 1990), trú tại xã Diễn Lâm (Diễn Châu) nhờ cất giấu hộ. Đức không xuất trình được các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và khai nhận hổ được làm thịt ở Lào sau đó cất giấu vào trong xe khách chạy tuyến Lào - Việt Nam rồi đưa về Nghệ An tiêu thụ.

Mới đây nhất vào ngày 13/1, tại trang trại bò của gia đình ông Nguyễn Văn Huệ (xóm 16, xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu), Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh phát hiện 2 cá thể hổ đông lạnh có trọng lượng nặng 300 kg và 1/2 cá thể sơn dương trong một tủ cấp đông. Số động vật quý hiếm này do 2 vợ chồng làm công tại trang trại bò của gia đình ông Huệ là Nguyễn Văn Kiên (SN 1980) và Hồ Thị Ngọc (SN 1989), trú tại xóm 6, xã Diễn Yên (Diễn Châu) trông giữ.

Không chỉ hổ, nhiều động vật hoang dã, quý hiếm khác cũng được người dân buôn bán, vận chuyển ngang nhiên. Sáng 11/4, Đội CSGT số 3 phát hiện một người đàn ông điều khiển xe máy có biểu hiện tình nghi, tổ công tác yêu cầu dừng xe kiểm tra và phát hiện phía sau xe có 2 bao tải chứa 4 cá thể khỉ (đã chết) có trọng lượng khoảng 36 kg. Đấu tranh tại chỗ, người này khai nhận tên là Vũ Văn Bảy (SN 1957) trú tại xã Thanh Thủy (Thanh Chương).

Thời gian gần đây, tình trạng vận chuyển, buôn bán, tàng trữ bất hợp pháp động vật hoang dã, quý, hiếm tiếp tục diễn biến khá phức tạp. Mặc dù chính quyền các cấp và các ngành chức năng đã tuyên truyền, thực hiện các biện pháp quản lý, ngăn chặn  nhưng vì lợi nhuận cao nên nhiều người dân vẫn trực tiếp tham gia hoặc tiếp tay cho các hành vi  săn bắt, mua bán một số loài động vật hoang dã để kiếm lời.

Đội CSGT số 3, Phòng PC67 bắt giữ vụ vận chuyển 4 cá thể hổ. Ảnh tư liệu
Đội CSGT số 3, Phòng PC67 bắt giữ vụ vận chuyển 4 cá thể hổ. Ảnh tư liệu

Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát Môi trường - Công an tỉnh, Nghệ An có số lượng đông người dân sinh sống và buôn bán tại Lào, nên các đối tượng thường thu mua động vật hoang dã từ Lào rồi vận chuyển về Việt Nam thông qua các con đường tiểu ngạch, sau đó đưa vào nội địa tiêu thụ hoặc vận chuyển tiếp sang các thị trường khác nhằm thu lợi bất chính.

Theo quy định pháp luật, tội phạm liên quan đến hành vi xâm hại, đe dọa các loài động vật trong "sách đỏ" đã được xem là loại hình tội phạm nghiêm trọng. Cụ thể, theo Điều, 234 Bộ luật Hình sự 2015, hình phạt cao nhất cho tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã là 12 năm tù. Tuy nhiên, các đối tượng sau khi bắt giữ về hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm chủ yếu chỉ bị xử phạt hành chính.

Trong khi, việc vận chuyển, buôn bán, tàng trữ động vật hoang dã, quý hiếm đang tạo ra lợi nhuận lớn. Nếu có bị bắt nhiều khi cũng chỉ bị xử lý hành chính nên nhiều người vẫn bất chấp. Điều này làm giảm tính răn đe của pháp luật đối với người phạm tội, gây khó khăn cho công tác bảo tồn động vật hoang dã, quý hiếm.

Kiểm soát tốt động vật rừng nuôi nhốt

Theo Chi cục Kiểm Lâm tỉnh, trên địa bàn tỉnh còn hơn 20 hộ gia đình, 1 tổ chức và 1 Trung tâm cứu hộ của Vườn Quốc gia Pù Mát với tổng số 79 cá thể. Hoạt động nuôi động vật rừng tại các hộ gia đình cá nhân với hình thức nhỏ lẻ nhằm mục đích thương mại. Ngoài ra, có 2 tổ chức được thành lập để nuôi bảo tồn và kinh doanh du lịch sinh thái. 

Ông Lê Đại Thắng - Phó phòng Quản lý bảo vệ rừng - bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Hàng tháng, các Hạt Kiểm lâm trên địa bàn đều phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra các hộ gia đình kinh doanh nuôi động vật hoang dã. Qua đó, nhiều lần phát hiện kịp thời động vật hoang dã đưa vào trại nuôi không có nguồn gốc hợp pháp để xử lý theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Chi cục thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, hạt kiểm lâm các huyện tổ chức tuyên truyền cho nhân dân nắm rõ các quy định về nuôi nhốt, kinh doanh động vật hoang dã trên địa bàn, đặc biệt là loài động vật hoang dã có tính hung dữ. Nhờ vậy, đã giảm được mức độ vi phạm về nuôi nhốt, kinh doanh, vận chuyển, mua bán động vật hoang dã so với các năm trước đây.

Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Vườn Quốc gia Pù Mát bàn giao cá thể hổ cho Trung tâm Cứu hộ động vật Sóc Sơn (Hà Nội). Ảnh: Quỳnh Lan
Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Vườn Quốc gia Pù Mát bàn giao cá thể hổ cho Trung tâm Cứu hộ động vật Sóc Sơn (Hà Nội). Ảnh: Quỳnh Lan

Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã của Vườn Quốc gia Pù Mát đã tiếp nhận cứu hộ 289 cá thể gồm lợn rừng, khỉ, gấu ngựa, hổ, tê tê, nhím, chồn cầy, các loài thuộc lớp bò sát… và tái thả về tự nhiên 211 cá thể. Ngoài ra, trung tâm còn tiếp nhận 146 con rùa các loại và đã tái thả về tự nhiên 134 con rùa.

Qua đây cho thấy, mức độ săn bắt động vật hoang dã, quý hiếm của người dân tương đối nhiều. Hiện, Vườn Quốc gia Pù Mát đang gặp khó khăn trong công tác cứu hộ. Các loài được tiếp nhận do các cơ quan chức năng thu giữ là tang vật vụ án thì thời gian cứu hộ và việc tái thả động vật vào môi trường tự nhiên phụ thuộc vào thời gian giải quyết vụ việc của cơ quan chức năng. Hơn nữa, việc theo dõi, giám sát các loài động vật sau khi tái thả vào môi trường tự nhiên cũng chưa kiểm soát được.

Có thể nói, việc xử phạt nghiêm minh là biện pháp ngăn chặn những hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ động vật hoang dã, quý hiếm. Nhưng đây vẫn được xem là giải pháp phần ngọn, bởi cái gốc của vấn đề chính là nhận thức của người dân và đặc biệt là đối với cán bộ, cơ quan nhà nước về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm, khi mà không phải ai cũng hiểu được rằng, bảo vệ động vật chính là bảo vệ cân bằng sinh thái nhằm xây dựng một môi trường sống cho chính các loài động vật và con người. 

Quỳnh Lan

tin mới

Bắt đối tượng mang 2.000 viên ma túy đi tiêu thụ

Bắt đối tượng mang 2.000 viên ma túy đi tiêu thụ

(Baonghean.vn) - Vừa bước xuống xe khách, chưa kịp tẩu tán 2.000 viên ma túy tổng hợp, Lô Thị Vân trú tại xã Giang Sơn (Đô Lương) đã bị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Nghệ An), Công an huyện Quỳ Hợp đồng chủ trì, phối hợp với Công an huyện Đô Lương bắt giữ.

Có cầu mới vượt sông Hiếu, hơn 3 nghìn người dân Quỳ Châu thoát nỗi lo bị chia cắt cục bộ mùa mưa lũ

Có cầu mới vượt sông Hiếu, hơn 3 nghìn người dân Quỳ Châu thoát nỗi lo bị chia cắt cục bộ mùa mưa lũ

(Baonghean.vn) - Liên tục vài năm gần đây, xã Châu Thắng (Quỳ Châu) luôn chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt, khi nước sông Hiếu dâng cao còn bị chia cắt cục bộ, công tác cứu hộ, cứu trợ gặp rất nhiều khó khăn. Cây cầu mới vừa được xây dựng hoàn thành đã giải quyết dứt điểm vấn đề này.

Chấn chỉnh công tác quản lý thuế, không bỏ sót đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Chấn chỉnh công tác quản lý thuế, không bỏ sót đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

(Baonghean.vn) - Cục Thuế tỉnh vừa có văn bản đôn đốc các phòng, Chi cục Thuế trực thuộc rà soát, báo cáo, quản lý thuế đối với các trường hợp sử dụng đất chưa có quyết định, hợp đồng thuê đất. Đây là vấn đề Báo Nghệ An đã phản ánh tại bài viết “Nghịch lý phía sau các cụm công nghiệp ở Quỳ Hợp”.

Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì?

Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì?

(Baonghean.vn) - Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì? Luật Hình sự quy định như thế nào? Đó là vấn đề quan tâm của bà Trần Anh Nguyệt (Hưng Hoà, thành phố Vinh, Nghệ An).