“Nóng” vấn đề Biển Đông ở Shangri-La; Tây Ban Nha phế truất Thủ tướng
(Baonghean.vn) - Thế giới 24h qua với nhiều sự kiện nổi bật như: Hai miền Triều Tiên đàm phán quân sự tại làng đình chiến Panmunjom; Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ gần 40 phần tử nghi thuộc IS; Ukraine có thể phải chịu trách nhiệm vụ máy bay MH17 rơi; Tây Ban Nha có Thủ tướng mới; Núi lửa ở Indonesia "thức giấc"...
Đối thoại Shangri-La "nóng" vấn đề Biển Đông
Trung Quốc tiếp tục cử các đại diện “nhẹ ký” tới Đối thoại Shangri-la 2018. Ảnh: STRAITS TIMES |
Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 khai mạc tại Singapore ngày 1/6 quy tụ bộ trưởng, quan chức quốc phòng của hơn 50 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên có thể diễn ra ngày 12/6 cũng tại quốc đảo sư tử đang lấn át các cuộc thảo luận quốc tế, Đối thoại Shangri-La lần này (kéo dài tới ngày 3/6) là cơ hội để giới chức quốc phòng tập trung vào sự tăng cường hiện diện hải quân của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là ở Biển Đông. Theo các nhà tổ chức sự kiện, bên cạnh vấn đề Biển Đông, không bất ngờ nếu Triều Tiên nổi lên như một chủ đề quan trọng nhất tại Đối thoại Shangri-La. Tuy nhiên, vấn đề nóng hổi này sẽ không thể phủ bóng các khủng hoảng cực kỳ quan trọng khác trong khu vực, như định hình trật tự an ninh đang biến đổi của châu Á, những khía cạnh mới của chủ nghĩa khủng bố và hoạt động chống khủng bố…
Hàn Quốc và Triều Tiên mở văn phòng liên lạc chung tại Kaesong
Phái đoàn Hàn Quốc (phải) và Triều Tiên (trái) tại cuộc đàm phán cấp cao liên Triều ở làng đình chiến Panmunjom ngày 1/6. Nguồn: Kyodo/TTXVN |
Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, ngày 1/6, Hàn Quốc và Triều Tiên đã nhất trí tổ chức đàm phán cấp tướng về các vấn đề quân sự vào ngày 14/6 tới tại làng đình chiến Panmunjom, trong khuôn khổ các nỗ lực nhằm giảm căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên.
Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí tổ chức một cuộc họp của hội Chữ thập đỏ vào ngày 22/6 bàn về việc đoàn tụ các gia đình bị ly tán do cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và mở văn phòng liên lạc chung tại thành phố biên giới Kaesong ở Triều Tiên vào thời điểm càng sớm càng tốt.
Máy bay MH17 rơi: Hà Lan bất ngờ tuyên bố Ukraine có thể phải chịu trách nhiệm Ngày 1/6 RIA Novosti đưa tin, trong cuộc họp của Quốc hội Hà Lan Ngoại trưởng Stef Blok tuyên bố Ukraine không được loại trừ khỏi danh sách các quốc gia có thể phải chịu trách nhiệm về vụ máy bay MH17 bị rơi năm 2014. Trong cuộc họp này, các thành viên quốc hội đặt câu hỏi về việc trách nhiệm của Ukraine trong vụ việc MH17 khi nước này không yêu cầu đóng không phận khu vực phía Đông, nơi đang diễn ra các vụ xung đột vũ trang. Ông Blok tuyên bố: “Tôi không loại từ bất cứ điều gì cả, tuy nhiên hiện chưa có bằng chứng pháp lý để buộc Ukraine phải chịu trách nhiệm cho việc này". Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ gần 40 phần tử nghi thuộc IS Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Alaraby.co.uk.Hiện trường máy bay MH17 rơi tại Ukraine. Ảnh: RIA Novosti
Hãng thông tấn quốc gia Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ vừa đưa tin, lực lượng chức năng của nước này đã bắt giữ ít nhất 36 phần tử bị tình nghi có liên quan tới tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Những đối tượng trên bị bắt giữ sau khi lực lượng đặc nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành đồng loạt vào các mục tiêu tại 11 tỉnh, thành phố.
Theo thông tin công bố ban đầu, các đối tượng tình nghi trên có những dấu hiệu như tuyển mộ lực lượng, đào tạo và huấn luyện thành viên mới.
Tây Ban Nha có Thủ tướng mới
Chủ tịch đảng Xã hội Pedro Sánchez. Ảnh: Youtube. |
Chủ tịch đảng Xã hội Pedro Sánchez hôm 1/6 đã trở thành Thủ tướng mới của Tây Ban Nha thay thế Thủ tướng Mariano Rajoy vừa bị đánh bại trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội Tây Ban Nha trước đó cùng ngày. Dự kiến ông Pedro Sánchez có thể nhậm chức muộn nhất vào ngày 4/6 và chỉ định nội các của ông vào tuần tới.
Trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng Mariano Rajoy, 180 nghị sĩ đã bỏ phiếu thuận, 169 bỏ phiếu chống và 1 người bỏ phiếu trắng. Ông Mariano Rajoy là vị Thủ tướng đầu tiên ở Tây Ban Nha thất bại trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm kể từ khi nước này chuyển sang nền dân chủ.
Núi lửa hoạt động nhiều nhất của Indonesia "thức giấc"
Núi lửa Merapi ở Yogyakarta, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN |
Ngày 1/6, núi lửa Merapi trên đảo Java, Indonesia bất ngờ "thức giấc", phun cột tro bụi cao tới 6.000 mét khiến nhà chức tranh phải ban bố cảnh báo mức cao nhất đối với các chuyến bay chở khách qua khu vực này.
Thông báo của cơ quan kiểm soát thiên tai địa phương cho biết, núi lửa Merapi bắt đầu hoạt động khoảng 8h20 (theo giờ địa phương), phun trào tro bụi về phía Tây. Indonesia đã ban bố cảnh báo đỏ cấm máy bay đi qua khu vực núi lửa, đồng thời cho biết có thể thay đổi mức báo động tùy diễn biến của tình hình.
Những người sống trong vùng ảnh hưởng của núi lửa cũng được cảnh báo nâng cao cảnh giác. Giới chức cũng yêu cầu cấm đi vào khu vực trong phạm vi 3 km xung quanh núi lửa.
Campuchia cảnh báo về công chúa giả
Một em bé chơi bóng trước hoàng cung Campuchia. Ảnh: Reuters |
Một phụ nữ tự nhận là công chúa Sisuwat Kusuma Nariratana, cháu nội nhà vua Sihanouk, người đã qua đời năm 2012, đến một số tỉnh phía Bắc Thái Lan và được đón tiếp trang trọng.
Bà này có mặt trong nhiều lễ hội cúng chùa và sự kiện khánh thành một con đường mới. Hàng ngàn người Campuchia sinh sống tại Thái Lan đã ra nghênh đón “công chúa”. Giới chức địa phương điều động cảnh sát và quân đội hộ tống nhằm giữ an ninh cho “ngọc thể”.
Tuy nhiên, Đại sứ quán Campuchia khẳng định người này là giả mạo và khuyến cáo người dân hai nước “đừng dễ tin vì có thể bị lừa”. Hiện cảnh sát Thái Lan đang tiến hành điều tra vụ việc và truy tìm công chúa giả.