NSƯT Bạch Vân biểu diễn tri ân thầy cô Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Nghệ An

Thanh Nga - Đình Tuyên

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 27/8, tại Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Nghệ An, diễn ra lễ kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường khóa K73. Nhân dịp này, NSƯT Bạch Vân - người có công phục hồi ca trù Việt Nam, là học sinh K73 của trường đã về biểu diễn tri ân thầy cô, mái trường.

bna _ Toàn cảnh.jpeg
Khung cảnh buổi gặp mặt K73, Trường Cao đẳng Văn hóa- Nghệ thuật Nghệ An. Ảnh: Đình Tuyên

Lớp K73 là khóa học đầu tiên của Trường Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh, trường được Ty Văn hóa giao nhiệm vụ tuyển sinh các lớp Trung cấp nghệ thuật đầu tiên của trường để bổ sung cho các đoàn văn công trong tỉnh, gồm các chuyên ngành: Diễn viên chèo; Diễn viên múa; Diễn viên kịch nói; Âm nhạc. Thế hệ này đã sản sinh ra nhiều người thành danh, có người đã trở thành tiến sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ ưu tú, diễn viên nổi tiếng như: Bạch Vân, Đình Đắc, Minh Huệ, Trần Thạch, Xuân Hoan…

bna_a (3).JPG
NSƯT Bạch Vân biểu diễn tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường K73, Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Nghệ An. Ảnh: Đình Tuyên

NSƯT Bạch Vân tên đầy đủ là Lê Thị Bạch Vân, là một ca nương của thể loại ca trù Việt Nam. Bà là người có công lớn trong việc khôi phục nghệ thuật ca trù, giúp môn nghệ thuật này được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2009.

NSƯT Bạch Vân biểu diễn tại Lễ kỷ niệm. Clip: Đình Tuyên

Khi còn nhỏ, NSƯT Bạch Vân theo anh trai là nghệ nhân trống chầu kiêm họa sĩ, học giả Lê Văn Quân (bút danh Duệ Anh) ra Hà Nội học. Trong một lần về quê, bà tình cờ tham gia thử cuộc thi tuyển sinh thanh nhạc và được tuyển thẳng vào Trường Văn hóa – Nghệ thuật Nghệ Tĩnh. Sau khi tốt nghiệp, bà trở về Hà Nội học tiếp Khoa Thanh nhạc tại Trường Âm nhạc Quốc gia; sau này bà học thêm tại Trường Đại học Văn hóa.

Ở ngôi trường mới, Bạch Vân dần yêu thích ca trù, sau khi tốt nghiệp, năm 1981, bà bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu ca trù, sau những chuyến đi, bà tìm đến Nghệ nhân Quách Thị Hồ và xin làm học trò của cụ. Năm 1986, bà công tác tại Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội. Năm 1991, Bạch Vân thuyết phục được đại diện Bộ Văn hóa – Thông tin thành lập Câu lạc bộ (CLB) Ca trù Hà Nội. Bà đã góp công xây dựng CLB Ca trù cho 13 trong số 19 tỉnh, thành có truyền thống về loại hình nghệ thuật này. Bạch Vân thuyết phục được bà Phó Thị Kim Đức trở lại dạy đàn, dạy hát rồi thành lập nhóm ca trù giáo phường Kim Đức, cùng với các nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, Nguyễn Thị Trúc…

Năm 2000, với thành công của Liên hoan Ca trù Hà Nội mở rộng, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã mời Bạch Vân cung cấp những kiến thức cơ bản để Quỹ Ford tài trợ Việt Nam 1.500 USD để đào tạo lớp trẻ. Bạch Vân đã đóng góp công sức không nhỏ để ca trù được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2009.

Những thành tích của NSƯT Bạch Vân:

· Năm 1988: Huy chương Bạc hát dân ca.

· Năm 1992: Giải Nhất giọng hát hay ca trù.

· Năm 1993: Huy chương Bạc đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc.

· Năm 1995: Giải Nghệ sĩ tài năng xuất sắc.

. Năm 2012, Bạch Vân được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Bà nghỉ hưu năm 2013.

. Năm 2020: Bạch Vân đạt Giải B thể loại sách nghiên cứu với tác phẩm "Đào nương và nghệ thuật hát ca trù" (không có giải A) - Giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Về tham dự lễ kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường, NSƯT Bạch Vân cho biết, bà rất vui mừng khi được hội ngộ cùng các bạn cùng trang lứa K73, để tri ân tới các thầy, cô giáo cùng mái trường đã chắp cánh cho các tài năng nghệ thuật bay xa. Bản thân bà dù tuổi đã cao nhưng vẫn luôn tận hiến với nghệ thuật ca trù và luôn muốn được lan tỏa tình yêu này tới cộng đồng.

tin mới

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.