Nữ sinh nhà nghèo chia sẻ bí quyết đạt thủ khoa môn Địa lý

(Baonghean.vn) - Trong Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12 vừa qua, em Lê Thị Vân - học sinh lớp 12A3, Trường THPT Đô Lương 1 đã đạt Thủ khoa môn Địa lý. Từ yêu thích từng trang bản đồ, để rồi đam mê môn Địa lý, em đã đạt được danh hiệu cao nhất tại kỳ thi này.

Từ “mê” quả địa cầu

Vào những ngày này, thầy cô cùng các em học sinh Trường THPT Đô Lương 1 rất  phấn khởi bởi nhà trường có em Lê Thị Vân đạt danh hiệu Thủ khoa môn Địa lý tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12. Kỳ thi năm nay, toàn tỉnh có trên 12 ngàn thí sinh dự thi, trong đó môn Địa lý có 218 em.

Cô học trò nhỏ nhắn Lê Thị Vân là một cô bé học giỏi ngay từ hồi còn học cấp 1. Từ lớp 1 đến lớp 5 em đều đạt học sinh xuất sắc. Lên cấp 2, trong một lần nhìn vào trang sách có bản đồ, có bài học “Vị trí, hình dạng và kích thước trái đất”, em thấy “mê” quả địa cầu đến lạ.  Em được hiểu thêm các đường nối liền cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu là những đường kinh tuyến.

1.Quả Địa cầu có sức hút đến lạ đối với Lê Thị Vân
Với Lê Thị Vân quả địa cầu có sức hút đến lạ. Ảnh: Ngọc Phương

Rồi những đường tròn trên quả địa cầu nhỏ dần về hai cực và vuông góc với đường kinh tuyến là những đường vĩ tuyến. Đường vĩ tuyến dài nhất được gọi là đường xích đạo.

Cứ thế, những bài học cứ lôi cuốn em và mở ra cho em những kiến thức bổ ích, lý thú. Tâm hồn em có lúc liên tưởng đến một vùng đất xa xôi nào đó, nơi ấy có những con người, mảnh đất, dòng sông… Nơi ấy có giống quê hương em hay là một vùng đất trù phú xanh tươi, núi rừng trùng điệp… Màu xanh của rừng cây, màu đỏ của vùng đất… trên tấm bản đồ thật sinh động và hấp dẫn.

Đến Thủ khoa tỉnh môn Địa lý

Môn Địa lý như mở ra cho Vân những chân trời mới, bước vào năm học lớp 6, 7, 8 em đều đạt Học sinh giỏi môn Địa lý cấp huyện. Lớp 9 đạt giải Nhất Học sinh giỏi huyện, giải Nhì Học sinh giỏi Địa lý cấp tỉnh. Học lên cấp 3, năm học lớp 11, Lê Thị Vân đạt giải Nhất Học sinh giỏi môn Địa lý của trường. Tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nay, em đạt Thủ khoa môn Địa lý với số điểm 17,75.

“Em thấy môn Địa lý rất thú vị, nhất là khi xem bản đồ, mình thấy được tên và Thủ đô các nước; vị trí địa lý, diện tích, rồi nhiều con sông, các đảo lớn, đảo nhỏ, biển cả mênh mông… Qua bản đồ, mở mang thêm được nhiều kiến thức cho em. Em ước một ngày nào đó, được đặt chân lên một trong những vùng đất mà em được học qua trang sách Địa lý”.

Em Lê Thị Vân chia sẻ 

2.Từng trang sách có Địa lý có in bản đồ làm Vân rất thích thú, say sưa học.
Môn Địa lý thu hút Vân khám phá nhiều vùng đất mới. Ảnh: Ngọc Phương

Lê Thị Vân cũng cho biết thêm, trong quá trình học, em thấy môn Địa lý không quá khó. Học Địa lý sẽ hiểu rõ thêm nước Việt Nam mình và nhiều nước khác. Để học giỏi môn Địa lý, ngoài kiến thức sách giáo khoa, cần tìm hiểu thêm kiến thức trên mạng internet. Bên cạnh đó, em còn rất thích xem chương trình thời sự VTV1, biết thêm các tổ chức, quan hệ Việt Nam- ASEAN, thời tiết - khí hậu…

Ở lớp, em rất chăm chú nghe cô giáo giảng bài, làm thêm nhiều đề, nhờ cô giáo chấm điểm, nhận xét, sau đó tự mình rút kinh nghiệm qua việc giải các đề. Trao đổi bài với bạn bè trong những giờ ra chơi.

Vân chia sẻ: Ước mơ của em được vào học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, hoặc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Vượt lên hoàn cảnh

Em Lê Thị Vân sinh ra trong một gia đình ở vùng nông thôn thuộc xóm 1, xã Tràng Sơn tiếp giáp với xã Hồng Sơn, từ nhà đến trường học gần 9 km. Gia đình có 4 chị em, bố mẹ em làm nghề lao động tự do. Mẹ em ngày qua ngày không quản nắng mưa khi thì chở gạo, lúa, ngô đi đến các chợ Tào Sơn, Lạng Sơn huyện Anh Sơn để bán kiếm thêm thu nhập. Bố em làm nghề xe lai, hằng ngày lên mãi tận ngã tư thị trấn để tìm khách, ai có nhu cầu chở hàng hóa đều nhận ngay, miễn có thêm đồng tiền chính đáng bằng sức lao động cho con ăn học.

6.Mẹ của Vân ngày qua ngày chở từng bao gạo đến các chợ vùng xa để bán.
Mẹ của Vân ngày qua ngày chở từng bao gạo đến các chợ vùng xa để bán kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Ngọc Phương

Chị Dương Thị Hằng - mẹ em Vân tâm sự: “Vân là con thứ 2, cháu rất chăm chỉ học tập. Đêm nào cũng học tận 12 giờ. Tôi đi làm hằng ngày rất mệt nên đi ngủ sớm. Nửa đêm thức giấc, vẫn thấy Vân vẫn cặm cụi học bài. Vân cũng rất siêng năng, tôi đi chợ bán lúa, bán gạo xa nhà 15km đến 20km nên thường về thất thường, có khi sáng đi sớm, mãi tận 2 đến 3 giờ chiều mới về. Buổi trưa Vân đi học về thường nấu ăn cho cả nhà...”.

4.Vân rất hòa đồng vui chơi với bạn bè, ước mơ của Vân là một ngày nào đó được đặt chân lên vùng đất mà mình từng được học trên trang bản đồ.
Vân rất hòa đồng vui chơi với bạn bè, ước mơ của Vân là một ngày nào đó được đặt chân lên vùng đất mà mình từng được học trên trang bản đồ. Ảnh: Ngọc Phương

Thương hoàn cảnh của em Vân, trong quá trình ôn tập vào ban đêm ở nhà cô giáo Thái Thị Vinh - giáo viên dạy Địa lý Trường THPT Đô Lương 1, cô thường nhờ chồng cũng là một thầy giáo cùng trường đến nhà chở em đến học và chở em về nhà.

“Em Vân là một học sinh chăm học và yêu thích môn Địa lý. Trong suốt quá trình bồi dưỡng, tôi cảm nhận ở em sự yêu thích môn học. Đó là ý thức tự tìm tòi, ham học hỏi. Sắp xếp thời gian và kiến thức hợp lý, tích cực tham gia các nhóm môn Địa lý…” - cô Thái Thị Vinh cho biết.

Những giờ ra chơi, Vân (áo khoác sọc xanh) thường giải đáp, chia sẻ cho các bạn các bài học về Địa lý.
Giờ ra chơi, Vân (áo khoác sọc xanh) thường chia sẻ cho các bạn về bí quyết học giỏi môn Địa lý. Ảnh: Ngọc Phương

Không chỉ học giỏi môn Địa lý, Vân còn học giỏi đều các môn học khác  như: Toán, Văn, Lịch sử… và nhất là môn Tin học.

Ngoài em Vân đạt giải Thủ khoa môn Địa lý, năm học này, Trường THPT Đô Lương 1 còn có nhiều em đạt giải cao. Kết quả kỳ thi, trường xếp thứ 4 toàn tỉnh, sau Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, THPT Diễn Châu 3 và THPT Huỳnh Thúc Kháng.

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.