Nữ thủ khoa khối B của Nghệ An là thí sinh tự do và từng từ chối vào đại học để thi lại

(Baonghean.vn) - Khi quyết định thi lại lần 2, thủ khoa khối B của tỉnh Nghệ An và tốp 5 khối B của cả nước đã chọn cho mình thử thách khó khăn. Nhưng em tin, nếu có đam mê thì mọi nỗ lực sẽ thành công.

Từ bỏ giảng đường đại học

Trong danh sách những thí sinh đạt danh hiệu thủ khoa và á khoa năm nay của Nghệ An, Nguyễn Thúy An là một thí sinh đặc biệt bởi em thuộc diện thí sinh tự do. Tuy nhiên, với 29,55 điểm, trong đó Toán được 9,8 điểm, Hóa học 10 điểm và Sinh học 9,75 điểm, kết quả của An khiến rất nhiều bạn bè phải nể phục.

Ngoài danh hiệu thủ khoa khối B toàn tỉnh, An cũng lọt vào top 5 những thí sinh có điểm khối B cao nhất cả nước. Tối hôm qua khi nhận được kết quả này, An đã không giấu được niềm vui mừng bởi lẽ sau mọi nỗ lực và cố gắng, em đã hoàn thành giấc mơ của mình.

Nguyễn Thúy An từng là học sinh của TruowfngTHPT chuyên Phan Bội Châu. Ảnh: NVCC
Nguyễn Thúy An từng là học sinh của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Ảnh: NVCC

An từng là học sinh lớp 12 A5 của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu và là một học sinh chuyên Sinh. Như nhiều học sinh trường chuyên khác, xuất phát điểm của An khá thuận lợi bởi khi còn học ở THCS em học tại Trường THCS Đặng Thai Mai - ngôi trường chất lượng hàng đầu của thành phố Vinh. 3 năm học ở Trường Phan, An cũng đã từng đạt học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học.

Với kết quả học khá tốt, tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, An có thành tích khá cao với 26,6 điểm, trong đó Toán được 9,6 điểm, Hóa học được 8,75 điểm và Sinh học được 8,25 điểm. Điểm số này cũng giúp An có nhiều cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học lớn của cả nước.  Tuy nhiên, ngôi trường mà An yêu thích nhất là Trường Đại học Y Hà Nội thì em chỉ đủ điểm trúng tuyển vào ngành y học cổ truyền.

Trong khi đó, ước mơ của em là vào Y đa khoa để thực hiện giấc mơ được mặc chiếc áo trắng, được làm bác sỹ của mình. Chia sẻ thêm điều này, An cho biết: Nhà em bố mẹ đều làm kinh doanh tự do, chị gái cũng học Bách khoa và chưa có ai theo nghề y. Tuy nhiên, từ ngày nhỏ, xem các phim về ngành Y em đã ước mơ trở thành bác sỹ và đeo đuổi giấc mơ này trong suốt 12 năm học phổ thông…

Không thành công ở Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, giấc mơ của An dường như đã khép lại. Bản thân An cũng đã từng rất nhiều lần đắn đo và đặt câu hỏi liệu nên đi học đại học cho “giống bạn giống bè” hay là đi thi lại. Câu trả lời thời điểm đó dường như khó khăn hơn khi xung quanh An và bạn bè trong lớp sau khi biết điểm đều lần lượt nhập học. Còn An, nếu lựa chọn ở nhà, có nghĩa là mang danh “trượt đại học”. Người bên cạnh An lúc bấy giờ chính là chị gái của mình và An tin vào chị với lời khuyên: Nếu em không có quyết tâm thi lại thì em không thể thực hiện được ước mơ của mình.

Ngược đường ôn thi

Quyết định thi lại của An sau đó dù có vẻ trái ngược với truyền thống nhưng An lại nhận được sự ủng hộ của gia đình. Tuy vậy, điều mọi người ngạc nhiên nhất đó là thay vì ôn thi ở Vinh, gần nhà thì An lại ngược lên Thanh Chương, đăng ký vào một lò luyện thi ở một xã khá xa thị trấn. Một năm ròng rã ôn thi, An chọn sống xa nhà, thuê trọ và học tập, sinh hoạt cùng với các thí sinh thi trượt khác. Những ngày đầu ôn thi, mỗi ngày chỉ học từ một đến hai buổi, buổi tối về nhà trọ tự học, An không tránh khỏi những lúc tủi thân: Lớp em cũng có những bạn chọn thi lại nhưng các bạn đều là nam và chỉ có mình em là nữ. Trong khi đó, mục tiêu của em lại quá cao và để đạt được không dễ dàng.

Quyết định thi lại, An cũng đã phải lên một kế hoạch học tập rõ ràng và trước tiên là khắc phục lại những điểm yếu của chính bản thân ở các môn học, đặc biệt là Hóa học và Sinh học.

Ước mơ của An là vào học ngành Y đa khoa - Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Mỹ Hà.
Ước mơ của An là vào học ngành Y đa khoa - Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Mỹ Hà.

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy cho An trong gần một năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Yến - giáo viên Trường THPT Thanh Chương 1 cho biết: Khi An đăng ký học ở Thanh Chương, ban đầu chúng tôi khá bất ngờ vì so với nhiều học sinh khác, An có khởi đầu khá vững và kết quả thi của em cũng rất tốt. Tuy vậy, qua quá trình An theo học, chúng tôi cảm nhận được sự quyết tâm và nỗ lực của An. An cũng là một học sinh rất đặc biệt, khi luôn chọn ngồi đối diện và gần với giáo viên để có thể tập trung toàn bộ cho bài giảng và cực kỳ chăm chú…

 Theo dõi An trong suốt quá trình ôn thi, cô giáo của An và nhiều giáo viên khác cũng rất thương cô học trò nghị lực này bởi nơi An ở là một xóm nghèo, ngôi nhà trọ đơn sơ, hàng ngày An đi về một mình, tự nấu ăn, tự chăm lo bản thân mình. Một năm học qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc ôn thi cũng không thuận lợi.

Thời điểm gần thi, thành phố Vinh bất ngờ bùng phát lại dịch Covid-19. Bản thân An do đăng ký thi tại điểm thi Trường THPT Thanh Chương 1 nên trước đêm phong tỏa thành phố theo Chỉ thị 16, An lên Thanh Chương vào giữa đêm. Từ đó, đến khi kỳ thi chính thức diễn ra An tiếp tục tự ôn thi và tự đi thi một mình.

Qua hai lần tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT, An cho biết em đến với kỳ thi lần 2 thoải mái hơn vì đã có kinh nghiệm và không còn quá nhiều hồi hộp. Tuy vậy, áp lực của An đối với kỳ thi này vẫn khá nặng nề. Qua ba môn thi, điều An tiếc nuối nhất là môn Sinh học bởi câu cuối cùng em làm xong và giải đúng nhưng vì hết giờ nên không kịp chép kết quả. Còn lại, các môn thi khác, điểm tự chấm của An sát với điểm thi chính thức.

Trước đó trong quá trình theo học, với nền tảng khá tốt, An cũng là một trong những học sinh xuất sắc nhất trung tâm. Có thời điểm, An thi thử cùng với Trường THPT Thanh Chương 1 và giữ vị trí thủ khoa. Các điểm thi của An cũng rất ổn định và thường lần sau đều tốt hơn lần trước. Cùng với kết quả này, nên sau khi thi xong, thầy cô cũng rất kỳ vọng vào An và kết quả tốp 5 khối B toàn quốc không nằm ngoài dự đoán.

Thúy An là một học sinh lạc quan và giàu nghị lực. Ảnh: NVCC.
Thúy An là một học sinh lạc quan và giàu nghị lực. Ảnh: NVCC.

Với kết quả nổi  bật này, sau bao khó khăn, An đã chạm gần với giấc mơ của mình và em tự tin sẽ trúng tuyển vào Nguyện vọng 1, ngành Y đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội. Nhìn lại một năm qua, An cũng cho rằng “Em không tiếc một năm thi lại vì thứ em mất chỉ là thời gian nhưng em lại được rất nhiều đó là được có thêm bạn bè, có thêm thầy cô, có thêm kinh nghiệm và được thử thách bản thân và học được nhiều điều bổ ích”…

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.