Nữ Thủ tướng mới của Pháp là ai?

Hoàng Bách (Theo Euronews)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Chính trị gia với quan điểm ôn hòa Elisabeth Borne vừa được bổ nhiệm giữ chức Thủ tướng Pháp hôm 16/5, trở thành người phụ nữ thứ hai nắm giữ vị trí quan trọng này trong lịch sử Pháp.
Bà Elisabeth Borne tại buổi lễ nhậm chức Thủ tướng Pháp hôm 16-5. Ảnh: AP
Bà Elisabeth Borne tại buổi lễ nhậm chức Thủ tướng Pháp hôm 16/5. Ảnh: AP

Năm nay 61 tuổi, bà Borne từng đảm nhiệm chức Bộ trưởng Lao động trong chính phủ trước, và hiện kế nhiệm Jean Castex, sau khi ông này từ chức trước đó cùng ngày. 

Ngay sau khi bổ nhiệm bà Borne, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron viết trên mạng xã hội Twitter: "Hệ sinh thái, y tế, giáo dục, việc làm đầy đủ, khôi phục nền dân chủ, châu Âu và an ninh: cùng nhau, với chính phủ mới, chúng ta sẽ tiếp tục hành động không mệt mỏi vì người dân Pháp".

Thông tin nhân sự này cũng được công bố không lâu sau khi ông Macron vượt qua ứng viên phe cực hữu Marine Le Pen trong cuộc đua song mã để tái đắc cử Tổng thống Pháp vào tháng trước. Theo kế hoạch, Pháp sẽ tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 6 tới.  

Bà Elisabeth Borne là ai?

Bà Borne đã có bài phát biểu ngay sau khi được bổ nhiệm, bày tỏ xúc động khi được lựa chọn vào vị trí cao nhất mà nữ giới từng nắm giữ trong bộ máy lãnh đạo chính trị của Pháp.

“Tôi muốn dành điều này gửi đến toàn thể những cô gái nhỏ bé, nói với họ rằng ‘Hãy theo đuổi những giấc mơ của mình!’. Không gì có thể ngăn được sự đấu tranh khẳng định vị thế của phụ nữ trong xã hội của chúng ta” - bà Borne phát biểu.

Bà Borne là người phụ nữ thứ hai trong lịch sử Pháp giữ chức vụ Thủ tướng, sau cựu Thủ tướng Edith Cresson, tại nhiệm từ năm 1991 đến 1992 dưới thời Tổng thống Francois Mitterrand.

Trên cương vị Bộ trưởng Lao động Pháp từ năm 2020, bà Borne đã thực thi những sự thay đổi khiến người thất nghiệp khó nhận trợ cấp, đồng thời giảm các khoản chi hàng tháng cho một số người thất nghiệp, khơi mào chỉ trích từ các liên đoàn lao động và từ phe cánh tả. 

Năm 2018, trên cương vị Bộ trưởng Giao thông, bà Borne đã đối mặt với một cuộc đình công lớn từ công ty đường sắt SNCF để phản đối các kế hoạch để ngỏ khả năng cạnh tranh trong mạng lưới tàu hỏa và chấm dứt quyền giữ lại việc làm cùng các phúc lợi trọn đời của lao động mới tuyển dụng. Rốt cuộc, bà đã thành công có được sự thông qua đối với dự luật nói trên. 

Chưa từng nắm giữ vị trí nào qua bầu cử, bà Borne khởi đầu sự nghiệp từ vị thế gần gũi với phe cánh tả truyền thống. Đáng chú ý, bà từng đóng vai trò tham mưu cho chính trị gia đảng Xã hội Ségolène Royal, rồi sau đó làm Bộ trưởng Sinh thái dưới thời Tổng thống Francois Hollande.

Bà trở thành giám đốc điều hành công ty vận tải quốc doanh RATP năm 2015, chuyên vận hành tuyến tàu điện Paris. Bà gia nhập đảng trung dung của ông Macron năm 2017, lần lượt trải qua các cương vị Bộ trưởng Giao thông rồi Bộ trưởng chuyển đổi sinh thái trong chính phủ đầu tiên của Tổng thống Macron.

Tổng thống Macron chấp thuận đơn xin từ chức và cảm ơn đóng góp của cựu Thủ tướng Jean Castex. Ảnh: Twitter
Tổng thống Macron chấp thuận đơn xin từ chức và cảm ơn đóng góp của cựu Thủ tướng Jean Castex. Ảnh: Twitter

Vì sao cựu Thủ tướng Castex từ chức?

Việc ông Castex từ chức là động thái bất ngờ sau khi ông Macron tái đắc cử hồi tháng trước. Theo thông cáo của Điện Elyseé, hôm 16/5, ông Castex tới dinh tổng thống để chính thức nộp đơn từ chức, sau đó được ông Macron “chấp thuận”.

Tại Pháp, việc các đời tổng thống có nhiều hơn 1 thủ tướng trong nhiệm kỳ của mình là chuyện thường gặp. Hôm thứ Hai, ông Castex cho biết bản thân sẽ “tiếp tục phụng sự đất nước” nhưng sẽ “bước sang một bên bằng cách rời khỏi nền chính trị quốc gia”.

Bà Borne sẽ ưu tiên ứng phó nội dung gì?

Nhiệm vụ đầu tiên của tân Thủ tướng Pháp sẽ phải bảo đảm rằng đảng trung dung của ông Macron cùng các đồng minh đạt kết quả tốt trong cuộc bầu cử quốc hội Pháp vào tháng tới.

Dự kiến được tổ chức trong 2 vòng, cuộc bầu cử này sẽ quyết định nhóm nào nắm giữ đa số ghế trong quốc hội, theo đó có tiếng nói quyết định đối với Thượng viện trong quá trình lập pháp của nền Đệ ngũ cộng hòa.

Ông Macron cũng hứa hẹn về một dự luật nhằm giải quyết mức sống tăng cao tại Pháp, trong bối cảnh giá thực phẩm và năng lượng đang tăng vọt. Dự luật sẽ được chính phủ mới dự thảo và dự kiến được đệ trình ngay sau khi có kết quả bầu cử quốc hội.

Bà Borne là người phụ nữ thứ hai trong lịch sử Pháp được bổ nhiệm vào vị trí này. Ảnh: AFP
Bà Borne là người phụ nữ thứ hai trong lịch sử Pháp được bổ nhiệm vào vị trí quan trọng này. Ảnh: AFP

Nếu đảng của ông Macron giành được thế đa số trong quốc hội Pháp, bà Borne khi đó sẽ cần bảo đảm rằng những thay đổi về lương hưu như lời hứa của Tổng thống sẽ được luật hóa, bao gồm việc tăng độ tuổi nghỉ hưu tối thiểu từ 62 lên 65. 

Những đề xuất sửa đổi này đã nhận được nhiều ý kiến chỉ trích từ người lao động, các công đoàn và các cử tri cánh tả. 

Ngoài ra, ông Macron cũng hứa rằng, tân Thủ tướng sẽ trực tiếp phụ trách “lập kế hoạch xanh”, tìm cách đẩy nhanh quá trình thực thi các chính sách của Pháp liên quan đến vấn đề khí hậu. Tổng thống Macron cam kết sẽ đi “nhanh gấp đôi” trong nhiệm kỳ thứ hai của mình để hạn chế phát thải khí nhà kính./.

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.