Nước mắm cũng là vị thuốc

Nước mắm là một hỗn hợp muối với các acid amin. Ngoài làm thực phẩm, nước mắm cũng là vị thuốc trị bệnh.

Theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam, nước mắm có 4 loại: loại đặc biệt có độ đạm trên 30, loại thượng hạng 25, loại 1 là 15, loại 2 (loại thấp nhất) 10 độ đạm và lượng muối từ 250-285 g/lít. Ngoài ra còn có các hợp chất phospho, iode, nhiều vitamin A, D và B12 và các nguyên tố vi lượng khác. Loại đặc biệt và loại thượng hạng dùng làm nước chấm; loại 1 và loại 2 để chế biến món ăn.

Nước mắm có nhiều công dụng cho sức khỏe.
Nước mắm có nhiều công dụng cho sức khỏe.

Theo Đông y, nước mắm có vị mặn, ngọt, tính bình; vào kinh tỳ, thận, vị và đại tràng. Còn có mật cá vị đắng với hàm lượng thấp nhưng kết hợp với vị mặn của khoáng chất, vị ngọt của các acid amin đi vào tâm, can, tỳ, thận, để thanh nhiệt ở tâm, sơ phong tiết khí ở can, trừ thấp ở tỳ, nhuận hạ bổ âm, thăng dương kết khí ở thận.

Nước mắm ích khí bổ huyết, bổ can thận, thông huyết mạch, lợi niệu, nhuận tràng. Dùng làm gia vị, khai vị trợ tiêu hóa. Dùng cho trường hợp trúng lạnh, trúng gió, co cứng chân tay, chuột rút, cứng hàm, suy kiệt, táo bón, thiếu máu… Liều dùng: 5-30 ml trong gia vị thực phẩm.

Một số cách dùng nước mắm phòng trị bệnh:

Bổ dưỡng tăng lực khi bơi lội, dầm mình trong nước lạnh mùa đông: uống 1-2 ngụm nước mắm ngon (15-30 ml).

Dùng cho người bị cảm lạnh gây đau quặn bụng: uống 1-2 thìa nước mắm nguyên chất (10-20 ml).

Nước chấm ăn kiêng: nước mắm nguyên chất 30 ml thêm chút tỏi, dấm hoặc đường và lát gừng tươi đập dập. Là loại nước chấm ăn với các loại rau tươi hoặc luộc chín; hoặc nước mắm trộn với cơm, hoặc hòa với cháo trắng. Dùng rất tốt cho người bị tiêu chảy, đầy bụng, rối loạn tiêu hoá cần ăn kiêng.

Thực đơn rau chấm mắm kết hợp với món cá kho tương hoặc thịt kho tàu, tôm rang, ruốc, muối vừng hay lạc thành một bữa ăn lý tưởng cho người cao tuổi, phụ nữ vừa mới sinh đẻ.

Kiêng kỵ: bệnh nhân tăng huyết áp hạn chế dùng nước mắm, người đái tháo đường, người viêm thận phù nề nên kiêng.

Theo Zing

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.