Nước mắt chàng bán kẹo kéo gây sốt tại 'Nhân tố bí ẩn 2016'

(Baonghean.vn) - Mới đây, chàng trai xứ Nghệ chuyên hát rong, bán kẹo kéo Lê Cường đã “gây sốt” tại chương trình Nhân tố bí ẩn 2016 trên kênh VTV3 khi anh khiến ban giám khảo tranh luận mãnh liệt. Nhờ đam mê, cảm xúc và khả năng ca hát của mình, anh đã thuyết phục được ban giám khảo lọt vào vòng tranh đấu. 

Lê Cường trên sân khấu X-Factor
Lê Cường trên sân khấu X-Factor.

Lê Cường người Quỳnh Tam (Quỳnh Lưu). Cường mê ca hát từ những ngày còn bé xíu. 4, 5 tuổi anh đã hát hò suốt cả ngày. Bố mẹ bảo thường phàn nàn“cái miệng bi bô suốt ngày như cái đài mà không biết mệt”.

Thời học cấp 1, 2, Cường đã là “cây văn nghệ” đình đám ở trường, ở xóm, xã. Nhà nghèo không có điều kiện tiếp xúc với âm nhạc, Cường thường tranh thủ sang nhà anh hàng xóm xin nghe hát từ cái đài cát-sét bé tí. Nhà người ta có bao nhiêu cái băng nhạc là anh thuộc làu hết các bài hát trong đó. Hôm nào bận việc nhà, việc học không sang được, anh chàng lại đứng sau nhà ngóng tai nghe cho hết băng mới thôi.

Lên cấp 3, Cường càng mê hát, mê nhạc. Nhưng bố mẹ anh nhất quyết không ủng hộ con trai đi theo con đường này. Cường vẫn lén lút bố mẹ hát hò, đàn sáo, đi học nhạc ở trung tâm cách nhà hàng chục cây số.

Lê Cường cháy hết mình trên sân khấu
Lê Cường cháy hết mình trên sân khấu

Không có tiền mua sắm dụng cụ nhạc, Cường đành “chơi” nước cờ cuối cùng là lén lấy tiền của bố mẹ để dành dụm mua đài cát-sét, mua đàn ghi ta. Lúc năm ngàn, khi mười ngàn. Ròng rã hàng tháng trời anh cũng đã mua được cả đài và đàn. Bị bố mẹ phát hiện ra cây đàn sau một thời gian giấu diếm, Cường đã bị bố mẹ đánh cho một trận đòn nhừ tử. Và vẫn nhất quyết không cho anh theo đuổi âm nhạc, bắt anh phải mang cây đàn đi trả. Lúc đó Cường đã khóc rất nhiều.

Tốt nghiệp lớp 12, Cường xin bố mẹ thi vào trường văn hóa nghệ thuật nhưng vẫn không nhận được sự đồng tình. Anh đành thi vào một trường theo ý muốn của bố mẹ nhưng cổng trường đại học không mỉm cười với anh. Sau đó, Cường lên đường nhập ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Suốt thời gian ấy, anh chưa bao giờ nguôi ngoai đam mê dành cho âm nhạc.

 Rời quân ngũ, anh quyết định Nam tiến đi phụ hồ, làm sơn nước để có tiền nuôi dưỡng đam mê. Công việc vất vả nhưng công bèo bọt nên Cường lại trở về quê ôn thi lại. Cường đỗ vào một trường cao đẳng hàng hải trong thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng dường như cái máu âm nhạc đã ngấm rất sâu vào anh.

Tốt nghiệp cao đẳng, anh không có một chút ý định gọi là đi làm theo ngành mình đã học. Anh quyết định bám trụ đất Sài Gòn để đeo đuổi ước mơ, đam mê của mình. Anh bắt đầu bằng đủ thứ nghề giữ xe, bán hàng, phục vụ, quản lý quán bar...Mỗi lần đi ngang qua các sân khấu ca nhạc, Cường thường dừng lại, ngước nhìn các tấm poster của các ca sĩ nổi tiếng và ước mơ. Và cứ như thế, đam mê trong anh càng lúc càng khao khát, mãnh liệt hơn bao giờ hết.

Cường kiếm được một khoản nho nhỏ từ những công việc hàng ngày của mình. Anh biết rằng, chỉ đam mê thôi chưa đủ, điều cần thiết nhất là anh phải có nền tảng cơ bản về âm nhạc. Cường bắt đầu theo học thanh nhạc tại một số trung tâm trong thành phố. Nhưng con đường đến với âm nhạc, với khán giả đâu phải dễ dàng. Cường vẫn không có chỗ đứng trên các sân khấu dù anh đã hoàn thành xong các khóa học.

Một Lê cường bán kẹo kéo, hát dạo ngoài đời thực
Một Lê cường bán kẹo kéo, hát dạo ngoài đời thực

Cũng lúc ấy, trong một lần đi ăn cùng bạn bè, Cường bắt gặp một người hát dạo và bán kẹo kéo ngay gần đấy. Cường chạy ra xin được hát cùng. Sau đó, thấy công việc này vừa thú vị, lại có thể nuôi dưỡng đam mê trong mình, Cường đã quyết định nghỉ việc quản lý quán bar để đi bán kẹo kéo và hát dạo.

Đến giờ, Cường đã là một “nghệ sỹ đường phố” hát dạo, bán kẹo kéo được 3 năm. Nhưng anh vẫn luôn có một nỗi buồn khi chưa được bố mẹ ủng hộ theo nghiệp ca hát. Suốt ngần ấy thời gian, anh luôn giấu bố mẹ “nghề nghiệp” hiện tại của mình. Nhưng ngược lại, anh có được sự ủng hộ từ những người khách qua đường, những người vẫn nghe anh hát khi anh kéo “dàn âm thanh” của mình đi qua. Anh được họ chia sẻ, cảm thông khi nghe hát.

Vẫn
Vẫn "cháy hết mình" trên "sân khấu" lề đường

Cường tâm sự: Theo “nghề” hát dạo vì quá đam mê, nhưng cũng không hiếm khi thấy chua chát. Nay đây mai đó là một lẽ, nhiều lúc anh đang hát nhưng phải bỏ chạy vì bị các chủ quán nhà hàng xua đuổi, bị công an phường cảnh cáo vì gây ồn ào, mất trật tự.

Dù thế, anh vẫn không chịu từ bỏ. Mưa hay nắng anh vẫn cùng “bộ đồ nghề” của mình đi khắp đây đó. Anh bảo: “Có lẽ mình hát vì đam mê hơn là để kiếm tiền”. Và không ít lần, anh đã khóc vì cuộc đời của anh, vất vả, gian nan và cả những tủi nhục.

Anh cũng đã ra được một số sản phẩm âm nhạc cho riêng mình và được cộng đồng yêu nhạc ủng hộ nhiệt tình: Tình yêu trả lại trăng sao, Cho vừa lòng em, Xót xa, Nụ cười biệt ly... Mới đây nhất, Cường ra mắt ca khúc Thân gái xa nhà và được người yêu nhạc rất hưởng ứng. Đây là nhạc phẩm Cường dành nhiều tâm huyết nhằm tặng những người con xứ Nghệ xa quê. Hiện trang facebook cá nhân của Cường đã có hơn 9 ngàn lượt theo dõi, ủng hộ.

Hàng ngày chiếc loa
Kéo chiếc loa đi trên đường phố mỗi ngày hát rong, Lê Cường mong mỏi sẽ có ngày được đứng trên sân khấu và nuôi giấc mơ nghệ sỹ

Qua những gian nan, Cường vẫn luôn nuôi hi vọng trở thành một người nghệ sĩ chân chính. Và Cường đã có mặt trong cuộc thi Nhân tố bí ẩn – X Factor 2016 do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức, được phát sóng trên VTV3. Sau những cố gắng, trải qua các 3 vòng sơ khảo, 1 vòng hội ngộ, bằng những phần thi đầy nhiệt huyết, Cường đã chinh phục được ban giám khảo và lọt vào vòng tranh đấu tiếp theo. Cường chia sẻ: “Mình hi vọng sẽ được mọi người yêu thương và ủng hộ cho đam mê của mình, đặc biệt là những người dân xứ Nghệ nơi quê hương ruột thịt luôn dõi theo ủng hộ mình”.

Thiên Thiên

tin mới

Tết Độc lập về thăm Quê Bác

Tết Độc lập về thăm Quê Bác

(Baonghean.vn) - 78 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Khu Di tích Kim Liên đã trở thành một điểm đến không thể thiếu trên bản đồ du lịch Nghệ An, đặc biệt trong ngày lễ Quốc khánh 2/9.

Thức quà quê 'ăn chơi' thành đặc sản ở Đô Lương

Thức quà quê 'ăn chơi' thành đặc sản ở Đô Lương

(Baonghean.vn) - Bánh gai Đông Sơn có từ lâu đời, trở thành đặc sản của người dân Đô Lương, thường được dùng vào các dịp ăn hỏi, lễ, Tết và làm quà biếu. Bắt đầu từ những năm 1980 của thế kỷ trước thì bánh gai Đông Sơn trở thành hàng hoá, được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh… 

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

(Baonghean.vn) - Mảnh đất Quỳ Châu được coi là một trong những cái nôi của văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An. Nơi đây có nhiều loại hình di sản văn hóa giàu bản sắc. Những năm gần đây việc bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên vùng đất Tây Bắc Nghệ An được quan tâm chú trọng.

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

(Baonghean.vn) - Nhiều sản phẩm thổ cẩm tinh xảo với sắc màu hấp dẫn, hoa văn đa dạng được chị em phụ nữ bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn dệt nên bằng đam mê làm "sống lại" nghề truyền thống của đồng bào Thái ở vùng biên Nghệ An. 

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, giải quyết bài toán thiếu lao động làm nông, các tổ đổi công được thành lập. Nhà này hỗ trợ nhà kia, xoay vòng vậy cho đến hết mùa, vừa tạo nét đẹp văn hóa trong lao động, vừa thắt chặt tình đoàn kết, tạo động lực thúc đẩy sản xuất…

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

(Baonghean.vn) - L.T.S: Liệu có phải lúc nào hôn nhân và tình yêu cũng phải song hành? Liệu có phải hôn nhân là nấm mồ chôn vùi tình yêu? Thực tế cho thấy ở người Mông, đôi khi có một sự tồn tại độc lập giữa khái niệm hôn nhân và tình yêu...

Cây quế Quỳ ở Quế Phong. Ảnh: Nhật Lân

Cây quế Quỳ cần được quan tâm bảo hộ chỉ dẫn địa lý

(Baonghean.vn) - “Nhất quế Quỳ, nhì quế Thanh”, từ ngàn năm trước, cùng với ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, trầm hương,... quế Quỳ là một sản vật được cung tiến, xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều nước. Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản này cần được quan tâm.

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

(Baonghean.vn) - Với truyền thống Lộc Đa, Đức Thịnh – nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của phủ Hưng Nguyên, là nơi khởi đầu cho cuộc biểu tình Xô viết 1930-1931, mảnh đất mà mỗi địa danh đều thắm đỏ niềm tự hào cách mạng: Đền Trìa, nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Uông… 

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

 Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

(Baonghean.vn) - Nằm trong số những nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của tỉnh được Nhà nước vinh danh, Nghệ nhân Nhân dân Võ Thị Hồng Vân và Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Thị Cẩm Vân luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, phát huy giá trị của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Mây trắng

Ngắm mây trên bản biên giới Phà Chiếng

(Baonghean.vn) - Phà Chiếng là bản biên giới thuộc xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn. Nơi đây đường đi hiểm trở, điều kiện sống của đồng bào gặp vô vàn khó khăn. Bù lại, thiên nhiên đã ban tặng cho bản Phà Chiếng cảnh sắc nên thơ, hữu tình, không khí mát lành, đặc biệt là có mây phủ quanh năm.

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

(Baonghean.vn) - Với điều kiện địa lý, thiên nhiên hùng vĩ và kỳ thú, đất Anh Sơn sớm đi vào thi phú của tiền nhân với những áng văn trác tuyệt; đây cũng là vùng “địa linh” dày dặn truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, góp một dấu son vào pho sử vàng đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp tháng 5 về, những hồ sen ở quê Bác, xã Kim Liên (Nam Đàn) lại nở hoa, tỏa hương thơm ngát. Hoa sen không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

(Baonghean.vn) - Minh An không đến với sáo bằng sự tình cờ mà đó là sự lựa chọn của chính em từ thuở thiếu thời, là con đường bền bỉ, nhẫn nại dù gặp không ít gian khó. Em dành cho cây sáo nhỏ bé ấy cả tuổi xuân tươi đẹp nhất của mình, và ngược lại, sáo cũng hồi đáp em một sự nghiệp đáng tự hào.
Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

(Baonghean.vn) - Hơn 40 năm qua, Lễ hội Làng Sen được tổ chức hàng năm là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của Nhân dân, là dịp để người dân cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu.
Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

(Baonghean.vn) - Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, hàng chục trang báo và cả mạng xã hội phản ánh, chia sẻ khá nhiều về việc Hội đồng hương Nghệ An sẽ tổ chức đêm nhạc Mạch nguồn ví, giặm, vinh danh 5 nhạc sĩ tiêu biểu của quê hương.
Ai về chợ Ú Đại Sơn...

Ai về chợ Ú Đại Sơn...

(Baonghean.vn) - Chợ Ú (xã Đại Sơn, Đô Lương) không chỉ được biết đến là chợ trâu bò lớn nhất Đông Nam Á, mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng quê xứ Nghệ.