Nước Mỹ đã bao nhiêu lần đóng cửa Chính phủ?

Thái Bình (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Chính phủ Mỹ vừa ngừng hoạt động sau khi các chính trị gia không đạt được thỏa thuận về một gói ngân sách mới trước hạn chót vào đêm 19/1 vừa qua. Theo đó, từ năm 1976 cho tới nay, Chính phủ Mỹ đã có 18 lần phải ngưng hoạt động,trong đó có 8 lần tác động mạnh đến bộ máy hành chính công của nước Mỹ.

1. Thời Tổng thống Gerald Ford

Năm 1976, dưới thời Tổng thống Gerald Ford, Chính phủ Mỹ phải “đóng cửa” 10 ngày từ 30/9/1976 đến 11/10/1976. Sau khi Tổng thống Ford bác bỏ một dự luật tài trợ ngân sách mới cho Bộ Lao động và Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi Mỹ khi đó, khiến một phần bộ máy chính quyền Mỹ phải tạm ngừng hoạt động.

2. Thời Tổng thống Mỹ Jimmy Carter

Dưới thời ông Jimmy Carter Chính phủ Mỹ đóng cửa tới 5 lần do nhiều nguyên nhân khác nhau từ năm 1977-1979. Đỉnh điểm là vào năm 1978, khi chính phủ Mỹ buộc phải đóng cửa trong 18 ngày từ 30/9/1978 đến 18/10/1978, khi Quốc hội Mỹ không thông qua khoản chi ngân sách mới được cho là quá vô lý do Tổng thống Carter đề xuất.

Kể từ năm 1976 cho đến nay, Chính phủ Mỹ đã phải ngưng hoạt động phần hoặc hoàn toàn 18 lần. Ảnh: The Conversation.
Kể từ năm 1976 cho đến nay, Chính phủ Mỹ đã phải ngưng hoạt động phần hoặc hoàn toàn 18 lần. Ảnh: The Conversation.
3. Thời Tổng thống Ronald Reagan

Dưới thời của Tổng thống Ronald Reagan, chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1981-1987, nước Mỹ đã có tới 8 lần ngưng hoạt động. Dù vậy các lần “đóng cửa” này của chính quyền Tổng thống Reagan chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và không để lại quá nhiều tác động.

4. Tổng thống George HW Bush và Bill Clinton

Dưới thời của 2 Tổng thống George HW Bush và Bill Clinton, Chính phủ Mỹ đã đóng cửa 3 lần (1990, 1995 và 1996). Trong đó là dưới thời Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Chính phủ Mỹ ngưng hoạt động trong vòng 21 ngày, đây là lần ngưng hoạt động lâu nhất của chính quyền Mỹ kéo dài từ tháng 12/1995 đến tháng 1/1996.
Và đây cũng là lần đầu tiên Quốc hội Mỹ đề cập tới vấn đề thâm hụt ngân sách trong chi tiêu công ở Mỹ, cũng như khởi đầu cho những mâu thuẫn giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ trong các gói ngân sách chi tiêu cho Chính phủ Mỹ hàng năm.
Theo thời gian các cuộc bỏ phiếu thông qua ngân sách hàng năm của Chính phủ Mỹ đều đang bị cả hai phe Cộng hòa lẫn Dân chủ chính trị hóa, hơn là vấn đề liên quan đến vấn đề thiếu hụt ngân sách. Ảnh: Sputnik.
Theo thời gian các cuộc bỏ phiếu thông qua ngân sách hàng năm của Chính phủ Mỹ đều đang bị cả hai phe Cộng hòa lẫn Dân chủ chính trị hóa, hơn là vấn đề liên quan đến vấn đề thiếu hụt ngân sách. Ảnh: Sputnik.
5. Thời Tổng thống Barack Obama

Dưới thời Tổng thống Obama, Chính phủ Mỹ phải đóng cửa do hạ viện nước này không thông qua ngân sách cho một năm tài khóa mới vào tháng 10/2013, lần đóng cửa này kéo dài trong 16 ngày.

Đây cũng là lần đầu tiên nước Mỹ thực sự “hết tiền” khi 800.000 nhân viên chính phủ buộc phải nghỉ làm tạm thời và 1,3 triệu người khác buộc phải tiếp tục làm việc mà không xác định được thời hạn thanh toán lương và trần nợ công của nước Mỹ lên mức đỉnh điểm 16.700 tỷ USD.

Nguồn cơn cho sự bế tắc này xuất phát điểm từ Đạo luật Bảo vệ Bệnh nhân và Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền hay còn được gọi là Obamacare do Tổng thống Obama đề xuất. Đạo luật này vấp phải sự phản ứng gây gắt từ các thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa vốn nắm đa số ở Hạ viện Mỹ khi đó và mọi rắc rối chỉ được giải quyết khi Obamacare được Thượng viện Mỹ thông quan khi đó vốn do Đảng Dân chủ chiếm đa số.

6. Thời Tổng thống Donald Trump
Tổng thống Trump kỷ niệm một năm cầm quyền bằng lần đóng cửa chính phủ thứ 18. Ảnh: AP
Tổng thống Trump kỷ niệm một năm cầm quyền bằng lần đóng cửa chính phủ thứ 18. Ảnh: AP
Đêm 19/1 vừa qua, Chính phủ Mỹ buộc phải đóng cửa sau khi Thượng viện không đạt được một thỏa thuận để thông qua dự luật chi tiêu tạm thời với số phiếu cần thiết.

Cuộc bỏ phiếu về dự luật này tại Thượng viện đã không hội đủ 60 phiếu để ngăn chặn tình trạng Chính phủ phải đóng cửa. Trước đó, dự luật đã được thông qua tại Hạ viện.

Tổng thống Trump đã phải hủy bỏ chuyến đi Florida cuối tuần dự lễ kỷ niệm một năm cầm quyền để thương lượng với lãnh đạo phe Dân chủ thiểu số tại Thượng viện. Tuy nhiên, cuộc thương lượng bất thành do bất đồng về vấn đề nhập cư.

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.