Nước Mỹ đã bao nhiêu lần đóng cửa Chính phủ?

Thái Bình (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Chính phủ Mỹ vừa ngừng hoạt động sau khi các chính trị gia không đạt được thỏa thuận về một gói ngân sách mới trước hạn chót vào đêm 19/1 vừa qua. Theo đó, từ năm 1976 cho tới nay, Chính phủ Mỹ đã có 18 lần phải ngưng hoạt động,trong đó có 8 lần tác động mạnh đến bộ máy hành chính công của nước Mỹ.

1. Thời Tổng thống Gerald Ford

Năm 1976, dưới thời Tổng thống Gerald Ford, Chính phủ Mỹ phải “đóng cửa” 10 ngày từ 30/9/1976 đến 11/10/1976. Sau khi Tổng thống Ford bác bỏ một dự luật tài trợ ngân sách mới cho Bộ Lao động và Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi Mỹ khi đó, khiến một phần bộ máy chính quyền Mỹ phải tạm ngừng hoạt động.

2. Thời Tổng thống Mỹ Jimmy Carter

Dưới thời ông Jimmy Carter Chính phủ Mỹ đóng cửa tới 5 lần do nhiều nguyên nhân khác nhau từ năm 1977-1979. Đỉnh điểm là vào năm 1978, khi chính phủ Mỹ buộc phải đóng cửa trong 18 ngày từ 30/9/1978 đến 18/10/1978, khi Quốc hội Mỹ không thông qua khoản chi ngân sách mới được cho là quá vô lý do Tổng thống Carter đề xuất.

Kể từ năm 1976 cho đến nay, Chính phủ Mỹ đã phải ngưng hoạt động phần hoặc hoàn toàn 18 lần. Ảnh: The Conversation.
Kể từ năm 1976 cho đến nay, Chính phủ Mỹ đã phải ngưng hoạt động phần hoặc hoàn toàn 18 lần. Ảnh: The Conversation.
3. Thời Tổng thống Ronald Reagan

Dưới thời của Tổng thống Ronald Reagan, chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1981-1987, nước Mỹ đã có tới 8 lần ngưng hoạt động. Dù vậy các lần “đóng cửa” này của chính quyền Tổng thống Reagan chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và không để lại quá nhiều tác động.

4. Tổng thống George HW Bush và Bill Clinton

Dưới thời của 2 Tổng thống George HW Bush và Bill Clinton, Chính phủ Mỹ đã đóng cửa 3 lần (1990, 1995 và 1996). Trong đó là dưới thời Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Chính phủ Mỹ ngưng hoạt động trong vòng 21 ngày, đây là lần ngưng hoạt động lâu nhất của chính quyền Mỹ kéo dài từ tháng 12/1995 đến tháng 1/1996.
Và đây cũng là lần đầu tiên Quốc hội Mỹ đề cập tới vấn đề thâm hụt ngân sách trong chi tiêu công ở Mỹ, cũng như khởi đầu cho những mâu thuẫn giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ trong các gói ngân sách chi tiêu cho Chính phủ Mỹ hàng năm.
Theo thời gian các cuộc bỏ phiếu thông qua ngân sách hàng năm của Chính phủ Mỹ đều đang bị cả hai phe Cộng hòa lẫn Dân chủ chính trị hóa, hơn là vấn đề liên quan đến vấn đề thiếu hụt ngân sách. Ảnh: Sputnik.
Theo thời gian các cuộc bỏ phiếu thông qua ngân sách hàng năm của Chính phủ Mỹ đều đang bị cả hai phe Cộng hòa lẫn Dân chủ chính trị hóa, hơn là vấn đề liên quan đến vấn đề thiếu hụt ngân sách. Ảnh: Sputnik.
5. Thời Tổng thống Barack Obama

Dưới thời Tổng thống Obama, Chính phủ Mỹ phải đóng cửa do hạ viện nước này không thông qua ngân sách cho một năm tài khóa mới vào tháng 10/2013, lần đóng cửa này kéo dài trong 16 ngày.

Đây cũng là lần đầu tiên nước Mỹ thực sự “hết tiền” khi 800.000 nhân viên chính phủ buộc phải nghỉ làm tạm thời và 1,3 triệu người khác buộc phải tiếp tục làm việc mà không xác định được thời hạn thanh toán lương và trần nợ công của nước Mỹ lên mức đỉnh điểm 16.700 tỷ USD.

Nguồn cơn cho sự bế tắc này xuất phát điểm từ Đạo luật Bảo vệ Bệnh nhân và Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền hay còn được gọi là Obamacare do Tổng thống Obama đề xuất. Đạo luật này vấp phải sự phản ứng gây gắt từ các thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa vốn nắm đa số ở Hạ viện Mỹ khi đó và mọi rắc rối chỉ được giải quyết khi Obamacare được Thượng viện Mỹ thông quan khi đó vốn do Đảng Dân chủ chiếm đa số.

6. Thời Tổng thống Donald Trump
Tổng thống Trump kỷ niệm một năm cầm quyền bằng lần đóng cửa chính phủ thứ 18. Ảnh: AP
Tổng thống Trump kỷ niệm một năm cầm quyền bằng lần đóng cửa chính phủ thứ 18. Ảnh: AP
Đêm 19/1 vừa qua, Chính phủ Mỹ buộc phải đóng cửa sau khi Thượng viện không đạt được một thỏa thuận để thông qua dự luật chi tiêu tạm thời với số phiếu cần thiết.

Cuộc bỏ phiếu về dự luật này tại Thượng viện đã không hội đủ 60 phiếu để ngăn chặn tình trạng Chính phủ phải đóng cửa. Trước đó, dự luật đã được thông qua tại Hạ viện.

Tổng thống Trump đã phải hủy bỏ chuyến đi Florida cuối tuần dự lễ kỷ niệm một năm cầm quyền để thương lượng với lãnh đạo phe Dân chủ thiểu số tại Thượng viện. Tuy nhiên, cuộc thương lượng bất thành do bất đồng về vấn đề nhập cư.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.