Nước Nhật làm thế nào để thích nghi với động đất?

(Baonghean.vn) - Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu nhiều động đất nhất trên thế giới. Mới đây, hai trận động đất liên tiếp trên vùng đảo Kyushu đã cướp đi sinh mạng 41 người, hàng ngàn người bị thương và gây thiệt hại nặng về tài sản. Để đối phó với những cơn động đất có thể xảy ra bất cứ lúc nào, Nhật Bản cũng đã có nhiều biện pháp để thích nghi và làm giảm thiểu tối đa tổn thất gây ra do động đất.
Tokyo, thủ đô của Nhật Bản được đánh giá là thành phố lớn thứ 2 thế giới về nguy cơ thảm họa tự nhiên. Do đó, chính phủ Nhật Bản luôn đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt cho các tòa nhà cao tầng nơi đây. 
Có 87% tòa nhà ở Tokyo được xây dựng theo chuẩn đặc biệt để thích nghi với động đất. Những căn nhà này được xây dựng với nền móng có cao su chứa chất lỏng đặc biệt để có thể hấp thụ lực khi chịu tác động từ những cơn địa chấn.
Tòa tháp cao nhất thế giới Tokyo Skytree được sử dụng rất nhiều kỹ thuật chống động đất học hỏi từ các ngôi chùa cổ của Trung Quốc.
Tòa tháp cao nhất thế giới Tokyo Skytree được sử dụng rất nhiều kỹ thuật chống động đất học hỏi từ các ngôi chùa cổ của Trung Quốc.
Tiêu biểu là tháp Tokyo Skytree, tòa tháp cao nhất thế giới được xây năm 2012. Với độ cao 634m, tòa tháp này được thiết kế nhờ 100 kỹ sư, kiến trúc sư và nhà quy hoạch để có thể tuyệt đối an toàn khi động đất. 
Ngoài trục trung tâm làm bằng bê tông cốt thép chôn sâu 50m trong lòng đất, cấu trúc bên trong của Tokyo Skytree xây dựng mô phỏng theo hình dạng của những ngôi chùa gỗ cổ xưa nổi tiếng bền vững giữa động đất và bão.
Ở ngoại ô Tokyo, bên dưới một sân bóng đá và công viên trượt băng có một hệ thống xả nước ngầm dài 6,5 km, có 5 tầng để bắt nước lũ từ sóng thần và bão, sau đó xả an toàn ra sông Edo. 
Theo CNN, hệ thống này mất 3 tỷ USD và 13 năm để xây dựng. Nhưng nó mang lại an toàn cho những người dân nơi đây trước những nguy cơ từ thiên nhiên.
Về công trình giao thông công cộng, Nhật Bản cũng đầu tư mạnh mẽ các giải pháp chống động đất cho đường sắt, đặc biệt là những tàu điện ngầm và tàu cao tốc - niềm tự hào của người Nhật trên thế giới. 
Vào trận động đất lịch sử đến 9,0 độ Richter năm 2011, khi đó Nhật Bản đang có 27 tàu cao tốc đang hoạt động. Nhờ mạng lưới khổng lồ các cảm biến dự báo động đất khắp cả nước, tất cả các đoàn tàu đều được dừng lại khẩn cấp ngay trước thảm họa xảy ra. Không có bất cứ ai chết hoặc bị thương khi đi tàu điện ở trận động đất năm đó.
Nhật Bản đã đầu tư 1 tỷ USD cho các hệ thống cảnh báo động đất. Khi nhận được nguy cơ động đất, chỉ 80 giây sau, nguồn khí gas sẽ tự động ngắt. Tuy nhiên bên cạnh các hệ thống cảnh báo, ý thức và hành vi của con người khi có động đất quan trọng hơn rất nhiều. 
2
Đội cứu hộ Nhật Bản được huấn luyện chuyên nghiệp và luôn sẵn sàng khi có động đất.
Tất cả những người dân Nhật Bản đều thuộc nằm lòng cách đối phó khi gặp động đất. Nếu bất ngờ xảy ra động đất, bạn không được chạy và hoảng loạn. Nếu nhà có trẻ con, việc đầu tiên là phải tìm ra những đứa trẻ, sau đó nấp dưới  gầm giường hoặc những thứ tương tự cho đến khi mặt đất ngừng rung chuyển. 
Thiên nhiên tàn khốc vẫn đang khiến Nhật Bản phải chịu những thiệt hại nặng nề từ động đất. Tuy vậy hệ thống và những biện pháp chống động đất của Nhật Bản hiện thuộc hàng tân tiến nhất thế giới, cả Mỹ cũng phải học hỏi Nhật Bản về những công trình chống động đất.
Chính phủ Nhật Bản vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thử nghiệm những biện pháp mới, nâng cấp cho các công trình cũ để có thể thích nghi tốt hơn với động đất.
Thanh Hiền
(Theo Gizmodo)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.