Nuôi bò BBB - hướng làm ăn mới hiệu quả của nông dân Nghệ An

(Baonghean.vn) - BBB là một giống bò siêu thịt của Vương quốc Bỉ, được chăn nuôi và phát triển tại nhiều nước trên thế giới. Sau khi được du nhập vào Nghệ An, giống bò này đã được nhiều hộ dân đón nhận, và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Loại bò giá trị cao

Bò BBB (Blanc Blue Belge - Bò trắng xanh Bỉ) được thí điểm nuôi tại Nghệ An từ năm 2017. Sau 15-18 tháng nuôi, mỗi con bò có thể bán được từ 65 - 70 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, người nông dân có lãi 35 - 40 triệu đồng. Với hiệu quả như vậy, nhiều hộ nông dân tại 16 huyện đồng bằng, đồi núi thấp trên địa bàn tỉnh đã tham gia nhân giống và nuôi loại bò BBB này. 

Ông Nguyễn Như Hòe, trú tại xóm 2, xã Vĩnh Sơn (Anh Sơn) bắt đầu phối giống bò BBB với bò cái lai sind của gia đình từ năm 2020, đến nay gia đình ông đã nuôi được 3 con. Theo thời giá hiện tại, mỗi con bò sẽ thu về khoảng 65 - 70 triệu đồng, sau khi trừ chi phí cho lãi khoảng 30 - 35 triệu đồng/con sau khoảng hơn 1 năm nuôi. 

“Riêng bê con sau khi cai sữa, khoảng 6 tháng tuổi, hiện có giá khoảng 35 triệu đồng/con. Tuy nhiên, do mới gây dựng nên sau khi phối giống bò BBB với bò cái lai sind của gia đình, hầu hết bê con đang được giữ lại nuôi chứ chưa bán” - ông Hòe cho biết thêm. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu kiểm tra mô hình nuôi bò BBB tại xã Vĩnh Sơn (Anh Sơn). Ảnh: Tiến Đông
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu kiểm tra mô hình nuôi bò BBB tại xã Vĩnh Sơn (Anh Sơn). Ảnh: Tiến Đông

Ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn cho biết: Hiện nay toàn xã đã có trên 200 hộ tham gia nuôi bò BBB với khoảng 250 con. So với giống bò địa phương thì bò BBB có thân hình đồ sộ và bán được giá gần gấp đôi, vì thế, rất nhiều hộ đã đăng ký để thụ tinh nhân tạo giống bò BBB với bò lai sind của gia đình. Tuy nhiên, vì số lượng có hạn nên xã cũng đã lựa chọn những hộ phù hợp, trong đó, ưu tiên những hộ chưa có bò BBB và những hộ có bò mẹ kích thước lớn, chiều cao, cân nặng phù hợp. 

Hiện nay, trên địa bàn huyện Anh Sơn, để khuyến khích người dân nhân rộng giống bò BBB, mỗi liều tinh và vật tư để phối giống đang được hỗ trợ 100%, ngoài ra, địa phương còn hỗ trợ người dân 50% thức ăn để chăn nuôi.

Theo tìm hiểu, giống bò BBB có nguồn gốc từ Bỉ, là giống bò thịt cao sản, đối với bò thuần chủng (cả bố và mẹ đều là bò BBB) thì sau 24 tháng có thể đạt trọng lượng 1,2 tấn.

Riêng đối với con lai giữa bò BBB với bò lai sind của người dân địa phương thì đạt 5,5 đến 6 tạ mỗi con, tỷ lệ thịt xẻ đạt 66%. Vì là giống bò siêu thịt, nên khi nhân giống phải chọn những con bò mẹ có kích thước lớn, khi chăn nuôi đòi hỏi phải cung cấp thức ăn nhiều hơn. Trong độ tuổi từ 6 tháng, 12 tháng đến 24 tháng, người chăn nuôi cần phải cung cấp thức ăn xanh (rau cỏ) và thức ăn tinh (bột cám, bột ngô) cho bò một cách đầy đủ để đảm bảo sự phát triển ổn định. 

Với kích thước to lớn, bò BBB đem lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với giống bò địa phương. Ảnh: Tiến Đông
Với kích thước to lớn, bò BBB đem lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với giống bò địa phương. Ảnh: Tiến Đông

         Nhân rộng giống bò BBB        

Hiện tại, các địa phương như Thanh Chương, Tân Kỳ, Yên Thành là một trong những huyện có đàn bò BBB phát triển khá mạnh, trở thành hướng chăn nuôi mới đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình. 

Ông Lê Đình Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương khẳng định, sau khi nuôi thử nghiệm dạng mô hình trên địa bàn các xã Ngọc Sơn, Thanh Ngọc vào năm 2017, đến nay bò BBB có ở các xã trong huyện. So với giống bò địa phương, thì bò BBB cho lượng thịt rất cao, đem lại giá trị kinh tế lớn.

Hiện tại huyện cũng đang hướng người dân mở rộng chăn nuôi bò BBB theo hướng thị trường, nhân rộng đàn bò BBB nhằm đáp ứng cung cấp bò thịt cho thị trường và thậm chí còn hướng đến xuất khẩu nếu như hoạt động xuất, nhập khẩu bình thường trở lại. 

Ông Lê Đình Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương

Tuy nhiên, theo nhiều hộ chăn nuôi, hiện nay suất đầu tư 1 con bò BBB còn khá cao, nếu gia đình nào tự nhân giống được bê con thì còn đỡ, nếu phải mua bê con về nuôi thì có giá từ 30-35 triệu đồng/con giống. Chưa kể bình quân lượng thức ăn tinh cho bò hết khoảng 2 kg cám/ngày. Dù giống bò này nuôi nhốt chuồng, không cần nhiều nhân công lao động, thức ăn cũng dễ chuẩn bị, nhưng vì suất đầu tư lớn nên nếu hộ nào không có điều kiện thì rất khó có thể nuôi được. 
Nuôi bò BBB - hướng làm ăn mới hiệu quả của nông dân Nghệ An ảnh 3
Bò BBB chủ yếu được nuôi nhốt, ăn các loại cỏ và bột cám, bột ngô. Ảnh: Tiến Đông 

Bên cạnh đó, do là bò nhập ngoại, phải thụ tinh nhân tạo nên việc chủ động nguồn giống chưa được đảm bảo. Ở các huyện miền núi cao như Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông, do điều kiện tập quán chăn nuôi thả rông, số lượng bò mẹ lai sind ít và chưa có nhân lực phục vụ việc phối giống bằng thụ tinh nhân tạo nên bò BBB chưa được người dân tham gia nuôi.

Ngoài các thức ăn như cỏ voi, cám ngô, cám gạo, để nuôi bò BBB hiệu quả, cho trọng lượng lớn thì người dân còn phải tích cực vỗ béo cho bò. Khi bò ở độ tuổi trưởng thành, mỗi ngày thậm chí ăn hết 30 kg thức ăn xanh và 3 kg thức ăn tinh giàu năng lượng. Đồng thời, việc chăm sóc, phòng trừ các bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm da nổi cục cũng cần được đảm bảo đầy đủ. Nếu không để xảy ra bệnh dịch trên đàn bò BBB thì thiệt hại cho người nông dân sẽ rất lớn. 

Ông Thái Khắc Thanh - Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật, Trung tâm Giống chăn nuôi Nghệ An cho biết: Từ đầu năm 2017, từ nguồn ngân sách của tỉnh hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn, trung tâm đã xây dựng mô hình thụ tinh nhân tạo giống bò BBB với đàn bò cái nền lai sind trên địa bàn. Sau một thời gian thử nghiệm, đến nay đã nhân rộng tại 16 huyện, thị với trung bình hơn 2.000 con giống/năm. 

Để phát triển được giống bò BBB, ông Thanh cũng nhấn mạnh, các địa phương cũng cần lồng ghép nhiều chương trình, nhằm nhân rộng đại trà giống bò này, vừa giúp các hộ gia đình nghèo vươn lên thoát nghèo, đồng thời, xây dựng được đàn bò có chất lượng cao cung cấp cho thị trường. Đồng thời, từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi, từ chăn nuôi dàn trải không có đầu tư sang chăn nuôi có ứng dụng quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, chọn được con giống tốt, chăn nuôi có đầu tư thâm canh, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hình thành một nghề có tính bền vững.

Tin mới

Lê Văn Phi được di lý từ Lào về giao cho Công an Việt Nam để điều tra một số hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Ảnh: HSVA.

Trùm giang hồ khét tiếng Phi ‘đen’ là ai?

(Baonghean.vn) - Sinh ra từ một làng quê xứ Nghệ, Lê Văn Phi, hay còn được biết đến với biệt danh Phi “đen” sớm nổi danh, có số má ở các tỉnh phía Nam. Phi “đen” sớm nằm trong tầm ngắm của các trinh sát bởi được xác định là người đứng đầu một số vụ việc gây mất an ninh trật tự.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/6

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/6

(Baonghean.vn) - Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng; Nghệ An lần đầu tiên tổ chức Hội thi Ban Giám sát đầu tư cộng đồng; Thí sinh Nghệ An bước vào môn thi đầu tiên của Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10… là những thông tin nổi bật.
Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất tiếp tục phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính; quán triệt và tham mưu chương trình hành động Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An.
Đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị luật hóa cụ thể vấn đề tuần hoàn nước để đảm bảo an ninh nguồn nước

Đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị luật hóa cụ thể vấn đề tuần hoàn nước để đảm bảo an ninh nguồn nước

(Baonghean.vn) - Chiều 5/6, tiếp tục chương trình làm việc, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đoàn ĐBQH Nghệ An thảo luận tại Tổ 3 cùng đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Kạn và Bạc Liêu.
Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

(Baonghean.vn) - Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403 quy định các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, một trong những hạn chế được chỉ ra là tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện.