Nuối tiếc EU, Scotland tìm cách giành độc lập

(Baonghean) - Những ngày này, chắc hẳn người dân Anh đang trải qua những cảm xúc khó tả khi họ đã không còn là công dân của Liên minh châu Âu, nước Anh không còn là một phần của “ngôi nhà chung” châu Âu. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nói rằng, việc Anh chính thức ra khỏi Liên minh châu Âu “lan tỏa hy vọng và cơ hội tới mọi miền của nước Anh”. Nhưng có lẽ, “mọi miền” mà ông Johnson nhắc tới không bao gồm Scotland, nơi vẫn nuôi hy vọng sẽ tái hội nhập với châu Âu sau khi giành được độc lập.

Nước mắt ở Scotland

Chính thức ra khỏi Liên minh châu Âu, kết thúc hơn 3 năm đầy sóng gió là một thắng lợi lớn về mặt chính trị của Thủ tướng Anh Boris Johnson và những người ủng hộ Brexit. Bởi vậy, Anh đã có một đêm kỷ niệm tưng bừng với các màn trình diễn hoành tráng, các cuộc tuần hành của đám đông chào mừng ngày nước Anh có thể bước đi trên con đường mình đã chọn. Nhưng đó không phải là những gì diễn ra ở Scotland, nơi 62% cử tri phản đối Brexit.

Trong cuộc trưng cầu dân ý về Brexit, toàn bộ các khu vực bầu cử ở Scotland đều có đa số cử tri chọn việc ở lại EU (màu vàng). Ảnh: beltanenetwork.org
Trong cuộc trưng cầu dân ý về Brexit, toàn bộ các khu vực bầu cử ở Scotland đều có đa số cử tri chọn việc ở lại EU (màu vàng). Ảnh: beltanenetwork.org

Bởi thế, người dân Scotland nói rằng, từ ngữ miêu tả chính xác nhất cảm xúc của họ ở thời khắc Anh ra khỏi Liên minh châu Âu, đó là “nước mắt”.

Rất nhiều người đã tham gia các buổi biểu tình, từ Dumfries tới Golloway, tổ chức buổi cầu nguyện ở trong ánh nến ở quảng trường thành phố Dundee để bày tỏ sự tiếc nuối khi giờ đây, họ không còn được xem là công dân của Liên minh châu Âu nữa.

Trong cuộc trưng cầu ý dân về Brexit hồi năm 2016, đã có 62% cử tri Scotland ủng hộ ở lại Liên minh châu Âu. Nhưng kể từ đó, con số này đã dần tăng lên, và các cuộc thăm dò gần đây đều cho thấy khoảng 70% cử tri Scotland mong muốn hủy bỏ Brexit. Chính mong muốn được là một phần của Liên minh châu Âu đã thổi bùng trở lại ngọn lửa đòi độc lập ở Scotland - vốn tưởng đã “ngủ yên” từ sau cuộc trưng cầu ý dân lần thứ nhất hồi năm 2014 với kết quả 55% không muốn Scotland ly khai khỏi Vương quốc Anh. Một cuộc thăm dò hồi tuần trước cho thấy, hiện số người ủng hộ Scotland độc lập đã vượt qua số người phản đối và đạt mức 51%.

Người dân Scotland thắp nến ở Quảng trường thành phố Dundee thể hiện sự tiếc nuối khi phải rời khỏi Liên minh châu Âu. Ảnh: The National
Người dân Scotland thắp nến ở Quảng trường thành phố Dundee thể hiện sự tiếc nuối khi phải rời khỏi Liên minh châu Âu. Ảnh: The National

“Vương quốc Anh mà người Scotland từng mong muốn là một phần trong đó giờ đã không còn tồn tồn tại!”

Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon

Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon cũng tuyên bố, sau sự kiện Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, Scotland sẽ đẩy nhanh tiến trình đòi độc lập, đồng thời khẳng định “Vương quốc Anh mà người Scotland từng mong muốn là một phần trong đó giờ đã không còn tồn tồn tại!”. Bà Sturgeon còn đăng tải dòng trạng thái trên Twitter nêu rõ: “Scotland sẽ trở về trung tâm châu Âu với tư cách là một quốc gia độc lập”. Theo bà Nicola Sturgeon, việc đòi độc lập thể hiện sự lựa chọn của cử tri Scotland, rằng Scotland sẽ kiên định theo đuổi con đường để trở thành một thành viên của “gia đình châu Âu” khi mà khoảng cách chính trị giữa London và Edinburgh đang ngày càng nới rộng.

Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon tuyên bố sẽ đẩy nhanh tiến trình đòi độc lập cho Scotland. Ảnh: AFP
Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon tuyên bố sẽ đẩy nhanh tiến trình đòi độc lập cho Scotland. Ảnh: AFP

Chông gai phía trước

Dự định tổ chức trưng cầu ý dân sau cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 5/2021 bị nhiều người ủng hộ độc lập ở Scotland chỉ trích là chậm trễ. Tuy nhiên, bà Nicola Sturgeon lý giải rằng, việc tìm kiếm độc lập và trở về với Liên minh châu Âu không phải là chặng đường dễ dàng, vì thế Scotland không thể vội vã. Điều cần thiết với người dân Scotland lúc này là đoàn kết, tập trung vào mục tiêu phía trước và tiếp tục con đường vẫn còn dang dở.

Để chuẩn bị cho quy trình xin gia nhập này, chính phủ của Thủ hiến Nicola Sturgeon đã có kế hoạch lập pháp mới nhằm giúp hệ thống các chính sách nội địa của Scotland gần gũi nhất có thể so với các quy định của EU. Nhưng đây chắc chắn là một mục tiêu không dễ dàng và có thể mang đến những xung đột gay gắt hơn giữa chính quyền Scotland với chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson. Khi đề cập đến việc đàm phán một thỏa thuận với Liên minh châu Âu giai đoạn “hậu Brexit”, ông Boris từng bày tỏ quan điểm không muốn liên kết chặt chẽ chính sách của Anh với chính sách của châu Âu trong các lĩnh vực quan trọng như quyền của người lao động, trợ cấp nhà nước hay bảo vệ môi trường. Khi chính sách của Anh và Liên minh châu Âu ngày một xa nhau, thì Scotland - với tư cách là một phần lãnh thổ của Anh sẽ rất khó thiết lập hệ thống chính sách gần gũi với EU.

Phong trào “Leave A Light On For Scotland” phản đối việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. Ảnh: The National
Phong trào “Leave A Light On For Scotland” phản đối việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. Ảnh: The National

Nếu có thể giành độc lập, Scotland sẽ phải thực hiện lại quy trình từ đầu để trở lại EU.

Trong một tuyên bố mới đây, cựu Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cũng cho rằng cá nhân ông chia sẻ với mong muốn của người dân Scotland, và các nước châu Âu có thể chào đón sự trở lại của Scotland sau khi giành độc lập, nhưng châu Âu có những hiệp ước và quy trình nghiêm ngặt khi một thành viên muốn gia nhập. Sẽ không có bất kỳ một ưu tiên nào được tự động áp dụng với Scotland từ việc Scotland đã từng là một phần lãnh thổ thuộc Liên minh châu Âu, ví dụ như quy tắc miễn trừ của Hiệp ước an ninh Schengen. Vì vậy, nếu có thể giành độc lập, Scotland sẽ phải thực hiện lại quy trình từ đầu, bắt đầu từ đệ trình đơn xin gia nhập giống các thành viên mới khác và phải đáp ứng tất cả các yêu cầu, các tiêu chuẩn mà mà Liên minh đặt ra cho một thành viên mới.

Trong đó, tiêu chuẩn khó khăn nhất với Scotland hiện nay là mức thâm hụt ngân sách. Theo quy định, mọi thành viên của Liên minh châu Âu phải duy trì mức thâm hụt ngân sách dưới 3%. Trong khi đó theo dữ liệu vừa được chính quyền Scotland công bố hồi tuần trước, khoảng cách giữa chi tiêu công và thu nhập ngân sách của Scotland đang ở mức 5 tỷ bảng Anh, tương đương 7,2%. Để đưa thâm hụt ngân sách từ 7,2% xuống 3% chắc chắn là một thách thức lớn với bất kỳ chính quyền nào, cho dù là trong tình hình kinh tế, chính trị ổn định, chứ chưa nói tới việc vừa trải qua “cú sốc” của một cuộc chia tay không mong muốn như Scotland.

Quyết tâm đòi độc lập của Scotland sẽ phải vượt qua cửa ải mang tên Boris Johnson. Ảnh: Reuters
Quyết tâm đòi độc lập của Scotland sẽ phải vượt qua cửa ải mang tên Boris Johnson. Ảnh: Reuters

Cho dù quyết tâm đòi độc lập đến đâu, chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc gia nhập trở lại Liên minh châu Âu như thế nào, nhưng điều quan trọng nhất với Scotland là phải vượt qua cửa ải mang tên Boris Johnson - người cũng rất quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Anh sau khi hoàn thành mục tiêu Brexit.

Giữa tháng 1 vừa qua, ông Boris Johnson từng một lần bác bỏ yêu cầu tổ chức cuộc trưng cầu ý dân đòi độc lập lần thứ 2 của Scotland, và nhiều khả năng ông sẽ tiếp tục lặp lại lời từ chối này trong những lần đề xuất tiếp theo của Scotland. Vì thế, dư luận chắc chắn sẽ phải chứng kiến cuộc đối đầu nảy lửa Johnson - Sturgeon trên con đường tìm kiếm độc lập của Scotland.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.