Ở châu Âu, người nào có thể giúp giải quyết vấn đề của Ukraine?

Tổng thống Nga đã thảo luận với hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức về cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Paris và Berlin có thể hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, nhà phân tích chính trị Pavel Feldman bày tỏ ý kiến trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel và thảo luận về một số vấn đề quốc tế, bao gồm cả tình hình ở Ukraine, Điện Kremlin thông tin.

Như thông báo cho biết, các nhà lãnh đạo của ba nước đã thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine "có tính đến chính sách thất bại của cựu Tổng thống Ukraine Piotr Poroshenko và sự thay đổi chính quyền ở nước này". Các vị lãnh đạo Putin, Macron và Merkel đồng thuận với ý kiến cho rằng với tư cách nền tảng cơ sở cho giải pháp hòa bình ở Donbass, thỏa thuận Minsk không có sự thay thế.

ukraine
Ảnh minh họa.
Tổng thống Nga cũng nhắc nhở đến sự ưu tiên bộ luật có hiệu lực đối với tình trạng đặc biệt của các khu vực riêng rẽ ở Donetsk và Lugansk. Nguyên thủ Nga nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thi hành ân xá, phân chia lực lượng tại các khu vực đã thỏa thuận trước đó trên đường tiếp xúc của những thành viên tham gia xung đột, cũng như các bước để thiết lập đối thoại trực tiếp giữa Kiev và hai nước cộng hòa tự tuyên bố.
Những người đối thoại tập trung chú trọng đến bộ luật phân biệt đối xử được Verkhovnaya Rada thông qua "Về việc đảm bảo chức năng của tiếng Ukraine như ngôn ngữ nhà nước". Đã tỏ thái độ hoài nghi trước việc một số quốc gia trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc từ chối thảo luận tài liệu mang tính chất trái ngược với hiến pháp của Ukraine, không phù hợp với thỏa thuận Minsk và nghĩa vụ quốc tế của Kiev để bảo vệ các nhóm thiểu số về ngôn ngữ và dân tộc .

Pavel Feldman, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu và dự báo chiến lược của Đại học RUDN, Tiến sĩ Khoa học chính trị cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik rằng Paris và Berlin có khả năng giúp giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.

"Theo tôi, cơ sở sẽ được tạo ra không phải bởi Macron, mà bởi Merkel. Chỉ vì Đức quan tâm đến việc xây dựng nhanh chóng Dòng chảy Phương Bắc-2, mà các vấn đề của Ukraine có thể cản trở việc này. Đối với tôi, Macron, có vẻ là người bảo đảm cho các thỏa thuận Minsk nhưng quan điểm của ông về vấn đề này khá vô định. Còn Merkel có thể đóng vai trò là một nhân vật hành động thực thụ ... Nếu nhìn vào nội dung cuộc đàm luận của Putin với Merkel và Macron, sẽ thấy rõ đã thảo luận các vấn đề được nêu trong thỏa thuận Minsk", Pavel Feldman nói.

Theo ông, những phát triển tích cực hiện đang bị cản trở bởi thực tế Ukraine chủ yếu nằm trong quỹ đạo chính trị của Mỹ.

Nhiều thách thức đang chờ tân Tổng thống Ukraine Zelensky. Ảnh: Reuters
Nhiều thách thức đang chờ tân Tổng thống Ukraine Zelensky. Ảnh: Reuters

"Có ấn tượng dường như Mỹ sẽ làm việc trên hai mặt trận theo ” phong cách riêng của họ”: nó sẽ hỗ trợ Ukraine, theo cả hai hướng: một mặt, chính quyền mới và mặt khác, chính quyền cũ, đồng thời sẽ gây áp lực lên chính phủ và cả phe đối lập. Nhưng để giải quyết vấn đề của Donbass một cách văn minh, có mong muốn Ukraine sẽ rút khỏi quỹ đạo chính trị này của Mỹ và ít nhất là tiến về phía châu Âu. Bởi vì châu Âu, khác biệt với Hoa Kỳ, có một mối quan tâm sống còn để hòa bình lập lại ở Donbass - họ không cần cuộc xung đột quân sự ở đó ", Pavel Feldman nhận xét.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.