Ở trường tiểu học 40 năm chưa hề có giáo viên nữ

17/11/2017 15:36

Đây là ngôi trường có gần 100% là con em đồng bào Mông. Đời sống của người dân thuộc các điểm trường còn hết sức khó khăn.

(Baonghean.vn) - Trường Tiểu học Tri Lễ 4, xã Tri Lễ (Quế Phong) nằm ở một địa bàn diện khó khăn nhất Nghệ An; có 380 em học sinh đồng bào Mông đang theo học tại 6 điểm trường đều chưa có điện lưới, chưa có đường bê tông, chưa có trạm xã, chưa có sóng điện thoại… Ảnh: Hồ Phương


Trường tiểu học Tri Lễ 4 cũng được xem là ngôi trường tiểu học đặc biệt nhất của tỉnh Nghệ An bởi lẽ toàn bộ 46 người là đội ngũ lãnh đạo, giáo viên, nhân viên của trường đều là nam giới.
Trường Tiểu học Tri Lễ 4 được xem là ngôi trường tiểu học đặc biệt nhất của tỉnh Nghệ An, bởi toàn bộ 46 cán bộ, giáo viên, nhân viên trường đều là nam giới. Từ khi thành lập cho đến nay đã gần 40 năm, ở ngôi trường đặc biệt này chưa có lấy 1 giáo viên nữ. Ảnh: Hồ Phương
Đặc  biệt, với những điểm trường như Nậm Tột, đường vào hết sức khó khăn, từ trung tâm huyện, các thầy cô giáo phải đi hơn 3 giờ đồng hồ mới đến được điểm trường này.
Đặc biệt, với những điểm trường như Nậm Tột, đường vào hết sức khó khăn, từ trung tâm huyện, các thầy cô giáo phải đi hơn 3 giờ đồng hồ mới đến được điểm trường này. Dù khó khăn, xa xôi nhưng tại các điểm trường luôn giữ nề nếp học tập, sinh hoạt. Ảnh Hồ Phương
Thầy giáo dạy chữ nơi đây.
Thầy Nguyễn Hồng Hiệp là một trong những người có thâm niên dạy tại điểm trường này. Năm học 2017 - 2018 là năm thứ 11 mà thầy công tác tại điểm trường khó khăn này. Ảnh: Hồ Phương
Nhiều học sinh còn chưa rõ tiếng phổ thông.
Các thầy giáo vừa là người thầy, người cha và là người bạn của các em học sinh. Các thầy giáo không chỉ dạy chữ mà còn gieo niềm tin, tình yêu và truyền cảm hứng cho các thế hệ học trò vùng khó. Những nét chữ của các em học sinh viết nên có sự dày công của các thầy. Ảnh: Hồ Phương
Các em học sinh đồng bào Mông thích thú trong giờ ra chơi.
Các em học sinh đồng bào Mông trong giờ ra chơi. Ảnh: Hồ Phương
Gieo chữ ở địa bàn khó khăn, các thầy giáo của trường đã quen với những bữa ăn đạm bạc.
Các thầy giáo của trường tự chuẩn bị những bữa cơm đạm bạc. Ảnh: Hồ Phương
Mọi việc phải tự làm.
Đời sống vật chất tại các điểm trường nhìn chung đang đều hết sức khó khăn. Trường có nhiều thầy giáo trẻ như thầy Vi Văn Đào, sinh năm 1995, nhưng cũng có những thầy đã gần 60 như thầy Lang Văn Nhàn, hiệu trưởng.Năm 2017, các thầy giáo của trường Tiểu học Tri Lễ 4 được VTV Awards 2017 bầu chọn là nhân vật của năm. Ảnh: Hồ Phương
Là người có hơn 10 năm công tác tại địa bàn, thầy Nguyễn Hồng Hiệp, giáo viên dạy lớp 5 điểm trường Mường Lống chia sẻ: “Việc công tác ở địa bàn khó khăn thì ai ai cũng biết, đặc biệt là những ngày mưa. Nhưng khi được nhìn thấy sự trưởng thành của các em học sinh khiến cho tôi rất hạnh phúc mà quên đi những khó khăn và mệt nhọc”.
Sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người rất cần những tấm gương như các thầy giáo của Trường Tiểu học Tri Lễ 4. Thầy giáo Nguyễn Hồng Hiệp, giáo viên dạy lớp 5 điểm trường Mường Lống chia sẻ: “Việc công tác ở địa bàn khó khăn thì ai ai cũng biết, đặc biệt là những ngày mưa. Nhưng khi được nhìn thấy sự trưởng thành của các em học sinh khiến cho tôi rất hạnh phúc mà quên đi những khó khăn và mệt nhọc”. Ảnh: Hồ Phương

Hồ Phương

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Ở trường tiểu học 40 năm chưa hề có giáo viên nữ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO