Ông Hoàng Khải có thể bị truy tố hình sự tội 'Sản xuất, buôn bán hàng giả'

27/10/2017 13:45

Ông Hoàng Khải, chủ nhân thương hiệu Khải Silk có thể bị truy tố về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả” theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự.

Liên quan đến việc ông Hoàng Khải, chủ nhân chuỗi cửa hàng lụa tơ tằm Khải Silk bị khách hàng tố nhập lụa Trung Quốc về cắt mác “Made in China” và gắn mác “Made in Viet Nam” để bán, nhiều ý kiến cho rằng, việc làm của Khải Silk có dấu hiệu vi phạm luật hình sự.

Luat su nhan dinh: Ong Hoang Khai co the bi truy to hinh su toi ‘San xuat, buon ban hang gia’ hinh anh 1
Ông Hoàng Khải có thể bị truy tố hình sự tội ‘Sản xuất, buôn bán hàng giả’.

Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Thế Truyền (Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) nhận định: Theo tôi được biết, Khải Silk đã đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình. Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, doanh nghiệp phải kê khai rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng,... của sản phẩm.

Một chiếc khăn được gắn thêm mác xuất xứ có nội dung khác với mác trước đó là trái với thông tin trong hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam.

Hành vi này còn vi phạm pháp luật cạnh tranh hiện nay của Việt nam, Tại khoản 2, 3 Điều 28 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp:

“Sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, nhãn hàng hóa… để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh” thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng”.

Theo quy định tại điểm e khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng thì: “Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa” được quy định là hàng giả.

Hơn thế nữa theo Điều 13, Điều 14 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về chế tài xử phạt và mức xử phạt đối với hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.

Ngoài ra, ông Hoàng Khải còn có thể bị truy tố về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Theo quy định mới tại khoản 1 Điều 76 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/1/2018) thì pháp nhân thương mại (cụ thể là tập đoàn Khaisilk) cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015.

Theo luật sư Truyền, ông Hoàng Khải có thể bị xử lý hình sự.
Theo luật sư Truyền, ông Hoàng Khải có thể bị xử lý hình sự.

Về phía người tiêu dùng, để bảo vệ quyền lợi của mình, theo luật sư Truyền thì họ có quyền gửi đơn đến Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công thương đề nghị giải quyết hoặc gửi qua Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng để yêu cầu hỗ trợ giải quyết yêu cầu đòi bồi thường.

Theo quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, thì trong trường hợp này, người tiêu dùng có quyền:

Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

Trong trường hợp việc giải quyết hoặc thỏa thuận của họ với Khải Silk không đạt được như mong muốn người tiêu dùng hoàn toàn có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình

Theo VTC

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Ông Hoàng Khải có thể bị truy tố hình sự tội 'Sản xuất, buôn bán hàng giả'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO