Ông Kim Jong-un khẳng định bước tiến nhanh vì hòa bình

Mỹ Nga (Theo Yonhap )

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Trong bữa tiệc tối 18/9, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhất trí tiếp tục nỗ lực vì hòa bình chung và thịnh vượng, bất chấp những thách thức và khó khăn ở phía trước.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại tiệc chiêu đãi tối với Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và phu nhân. Ảnh: Yonhap
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại tiệc chiêu đãi tối với Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và phu nhân. Ảnh: Yonhap
 "Phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên và thiết lập hòa bình là những mục tiêu trọng tâm" - Tổng thống Moon Jae-in bày tỏ mong muốn tại bữa tiệc tối, sau khi kết thúc ngày đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh liên triều đầu tiên được tổ chức tại Bình Nhưỡng. 
Tổng thống Moon cho rằng, mặc dù còn rất nhiều rào cản và thách thức nhưng cả hai bên đều bày tỏ niềm tin tưởng vào những giải pháp trong thời gian tới. "Quá trình phi hạt nhân hóa mới chỉ bắt đầu. Chúng tôi sẽ tạo ra một tương lai mới" - Tổng thống Moon nhấn mạnh.
Về phía mình, Nhà lãnh đạo Kim Jong-un bày tỏ lời cảm ơn không chỉ về việc Tổng thống Moon đã là cầu nối để mở đường cho Hội nghị thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Triều, mà còn là một "cơ hôi lịch sử" cho người dân hai miền Triều Tiên, những người luôn mong đợi vào kỷ nguyên quan hệ hòa bình của hai bên. 
"Tại hội nghị lần này, tôi và Tổng thống Moon Jae-in sẽ thẳng thắn, cởi mở thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau, liên quan đến những cam kết trong Tuyên bố Panmunjom về Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất trên bán đảo Triều Tiên" - Nhà lãnh đạo Kim Jong-un khẳng định khi đề cập đến những thỏa thuận đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ 1 hồi 27/4.

Nhà lãnh đạo Kim cũng khẳng định niềm tin về những bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hòa bình và thịnh vượng với Hàn Quốc với tiến độ nhanh hơn so với trước đó.
Tổng thống Moon Jae-in ngày 18/9 đã đặt chân đến Bình Nhưỡng để tiến hành hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần 3. Trong bối cảnh giữa Washington và Bình Nhưỡng đang dấy lên những nghi ngờ về việc liệu Nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thực sự sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân hay không, thì tại hội nghị thượng đỉnh  này, Tổng thống Moon Jae-in đối diện với thử thách khó khăn với nhất ông, khi phải bằng những nỗ lực ngoại giao, đưa ra những giải pháp thiết thực hơn để hiện thực hóa tiến trình như những tuyên bố trong các hội nghị trước.
Ngày 19/9, hai nhà lãnh đạo tiếp tục có buổi thảo luận với nhau. Tùy thuộc vào kết quả của những vòng đàm phán, hai nhà lãnh đạo sẽ tổ chức một cuộc họp báo chung tại Bình Nhưỡng để công bố kết quả Hội nghị thượng đỉnh này. 
Sau đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ rời Bình Nhưỡng vào ngày 20/9.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.