Ông Moon Jae-in chính thức nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc

Ông Moon Jae-in chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc với cam kết thúc đẩy thống nhất dân tộc vào lúc 10h ngày 10/5.

» Cuộc đời và sự nghiệp của tân Tổng thống Hàn Quốc qua ảnh

Ông Moon Jae-in đã nhậm chức Tổng thống của Hàn Quốc một ngày sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử trước thời hạn với số phiếu ủng hộ 41,1%.

“Tôi sẽ trở thành một tổng thống của tất cả người dân (Hàn Quốc)”, ông Moon phát biểu trong lễ tuyên thệ nhậm chức đơn giản tại trụ sở Quốc hội Hàn Quốc.

“Tâm trí tôi tràn ngập một kế hoạch chi tiết để mở ra một thế giới mới của sự thống nhất và cùng tồn tại…”, trích phát biểu của tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Ong Moon Jae-in chinh thuc nham chuc Tong thong Han Quoc
 Ông Moon Jae-in đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc tại trụ sở Quốc hội sáng 10/5. Ảnh Yonhap

Cũng trong bài phát biểu nhậm chức, ông Moon tuyên bố có thể ông tới thăm Bình Nhưỡng nếu điều kiện cho phép cũng như thể hiện sự sẵn sàng mở lại các cuộc đàm phán về vấn đề đặt hệ thống phòng thử tên lửa THAAD với Mỹ và Trung Quốc trong thời gian sớm nhất có thể.

Sự thắng cử của tân Tổng thống Moon Jae-in đặt dấu chấm hết cho thập kỷ nắm quyền của đảng vốn theo đường lối bảo thủ. Tuy nhiên, ông Moon Jae-in sẽ phải đối mặt với 4 thách thức chính.

Thách thức đầu tiên là mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên. Vấn đề hạt nhân hiện là tâm điểm của mối quan hệ liên Triều. Nếu có kế hoạch thực hiện "Chính sách Ánh dương 2.0",  tân Tổng thống  Moon Jae-in sẽ cần thuyết phục giới chỉ trích rằng việc nối lại hợp tác kinh tế sẽ không tạo nguồn vốn cho chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Thách thức thứ 2 là, trong tình cảnh bị mắc kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Moon sẽ cố gắng theo đuổi một chính sách ngoại giao độc lập làm hài lòng cả Bắc Kinh và Washington. 

Thách thức thứ ba nằm trong việc giải quyết bài toán kinh tế Hàn Quốc hiện nay, như tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ tăng cao và việc quá lệ thuộc vào nền kinh tế xuất khẩu.

Thách thức cuối cùng là việc xây dựng niềm tin và sửa đổi hiến pháp theo hướng minh bạch hơn và có sự tham gia của người dân nhiều hơn, sau vụ bê bối chính trị của cựu Tổng thống Park Geun-hye.

Theo Kienthuc.net.vn

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.