Ông Putin: 'Ông Trump ngoài đời khác xa trên truyền hình'

Tổng thống Nga Vladimir Putin tỏ ra lạc quan về mối quan hệ Nga - Mỹ sau cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với người đồng cấp Donald Trump bên lề thượng đỉnh G20 tại Đức.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) bắt tay Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) trong cuộc gặp trực tiếp đầu tiên ngày 7-7 - Ảnh: Reuters
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) bắt tay Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) trong cuộc gặp trực tiếp đầu tiên ngày 7/7.  Ảnh: Reuters

"Phải nói là ông Trump mà quý vị thấy trên truyền hình rất khác với ông Trump ngoài đời thực", nhà lãnh đạo Nga phát biểu trong cuộc họp báo sau khi kết thúc thượng đỉnh G20 tối 8/7.

Tổng thống Putin nói ông tin rằng đã thuyết phục được ông Trump rằng Nga không can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ trong cuộc hội đàm hơn 2 tiếng ngày 7/7.

"Tổng thống Trump đã hỏi tôi rất nhiều câu về vấn đề này (can thiệp bầu cử - PV). Ông ấy bắt đầu hỏi những câu hóc búa và xoáy sâu vào từng chi tiết một. Tôi, bằng những gì nhiều nhất tôi có thể nói, đã trả lời ông một cách chi tiết.

Ông ấy hỏi, tôi trả lời. Ông ấy hỏi câu khó, tôi cũng trả lời. Tôi thấy ông ấy dường như rất hài lòng với những câu trả lời đó", ông Putin kể lại.

Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng và "khôi phục phần nào mức độ hợp tác cả hai nước đều cần", theo Reuters. Trước đó, phát biểu sau cuộc gặp với ông Putin, ông Trump đã gọi đó là "một vinh dự lớn".

Liên quan tới vấn đề Syria, người đứng đầu nước Nga nói nước Mỹ đã "bắt đầu thực dụng hơn trước. Có thể hiểu là, nếu Nga và Mỹ kết hợp các nỗ lực lại với nhau, hai nước có thể đạt được nhiều thứ"

Thủ tướng Đức Angela Merkel, chủ nhà G20 năm nay, trong cuộc họp báo tối 8/7 đã tỏ ra hài lòng khi cuối cùng lãnh đạo Nga-Mỹ cũng gặp nhau và bày tỏ hi vọng các cuộc đối thoại tương tự trong tương lai sẽ được tiếp tục.

"Đó là sự khởi đầu. Nói chuyện thẳng thắn và trung thực là chuyện tốt", bà Merkel nói.

Đáp lại, ông Putin cũng tỏ ý ngợi khen tài ngoại giao và khả năng xoay chuyển của nữ thủ tướng Đức.

"Một trong những vấn đề quan trọng trong hội nghị lần này là biến đổi khí hậu. Và chính tại đây, bà thủ tướng Đức đã tìm ra được cách thỏa hiệp tối ưu nhất", Reuters dẫn lời ông Putin khẳng định.

Thông cáo chung của G20 công bố tối 8/7 đã đưa vào một đoạn về sử dụng nhiên liệu hóa thạch do đoàn Mỹ đề xuất. "Nước Mỹ cam kết sẽ tiếp tục phối hợp với các nước khác để đảm bảo họ có thể tiếp cận và sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch một cách hiệu quả và sạch sẽ hơn". Theo lời kể của các quan chức châu Âu, đoàn Mỹ đã cân nhắc câu chữ rất kỹ khi bàn dự thảo thông cáo chung, đoạn nói về chống chủ nghĩa bảo hộ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) sau cuộc gặp - Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) sau cuộc gặp. Ảnh: Reuters

Trong khi ông Putin kể về những gì đã trao đổi với ông Trump còn bà Merkel thì ca ngợi cuộc gặp giữa lãnh đạo Nga-Mỹ một cách súc tích, ông Trump đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình để bàn về "nhiều vấn đề nóng của thế giới", theo Tân Hoa xã.

Đúng như dự đoán, tổng thống Mỹ đã đề cập đến vấn đề Triều Tiên trong cuộc gặp, nhấn mạnh "cần phải làm gì đó" đối với Bình Nhưỡng.

"Nó có thể tốn nhiều thời gian hơn tôi muốn hay ông muốn nhưng cuối cùng mọi điều sẽ thành công, bằng cách này hay cách khác", ông Trump nói với ông Tập. Đáp lại, nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh quan hệ Trung - Mỹ thắt chặt hơn nữa sẽ tốt cho sự ổn định của một thế giới đang ngày càng phức tạp.

Theo Tuổi trẻ

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.