Ông Trump và ông Kim Jong-un sẽ gặp nhau vào tháng 5

Theo Tú Anh (tuoitre.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Theo đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nhất trí gặp gỡ vào tháng 5 tới. Nhà Trắng cũng đã lên tiếng xác nhận.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.  Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AFP
Phát biểu tại họp báo ở Nhà Trắng ngày 8/3, sau cuộc gặp với Tổng thống Donald Trump và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R McMaster, Giám đốc Văn phòng an ninh quốc gia thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc Chung Eui Yong cho biết ông Trump nói rằng ông chấp nhận lời mời của nhà lãnh đạo Kim Jong-un "gặp nhau vào thời gian sớm nhất có thể".

Theo đó, ông Chung đã trao đổi với lãnh đạo Mỹ về việc Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ kiềm chế tiến hành thêm các vụ thử hạt nhân và tên lửa. Đáp lại, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên vào tháng 5.

Người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders cũng nhấn mạnh rằng Mỹ hướng tới phi hạt nhân hóa Triều Tiên, song trong thời gian này tất cả các lệnh trừng phạt và sức ép tối đa với Triều Tiên vẫn được duy trì.

Phản ứng trước diễn biến trên, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nhấn mạnh Triều Tiên cần cam kết từ bỏ hoàn toàn phát triển hạt nhân nhằm hướng tới các cuộc đối thoại ý nghĩa với Bình Nhưỡng.

Trước đó, ông Chung từng dẫn đầu phái đoàn cấp cao Hàn Quốc sang thăm Bình Nhưỡng và đã mang về nhiều thông tin tích cực từ phía Triều Tiên. Phái đoàn được đích thân ông Kim cùng vợ đón tiếp và mời ăn tối.

Trong cuộc gặp ngày 5/3 đó, hai bên đã nhất trí tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều vào cuối tháng 4 tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm (Panmunjeom) cũng như thiết lập đường dây nóng giữa lãnh đạo hai bên.

Triều Tiên cũng cam kết ngừng mọi hành động khiêu khích quân sự, trong đó có các vụ thử hạt nhân và tên lửa, trong khi tiến hành đối thoại với Hàn Quốc, đồng thời thể hiện sẵn sàng đối thoại với Mỹ về việc từ bỏ chương trình hạt nhân.

Ông Chung Eui Yong (giữa) họp báo tại Chái Tây của Nhà Trắng ngày 8-3, cùng ông Cho Yoon Je, Đại sứ Hàn Quốc tại Mỹ và ông Suh Hoon (trái), trưởng Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc.  Ảnh: Reuters
Ông Chung Eui Yong (giữa) họp báo tại Chái Tây của Nhà Trắng ngày 8/3, cùng ông Cho Yoon Je, Đại sứ Hàn Quốc tại Mỹ và ông Suh Hoon (trái), trưởng Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc. Ảnh: Reuters
Thông điệp đó đã được ông Chung chuyển ngay đến phía Mỹ trong chuyến thăm đang diễn ra. Tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng, ông Chung Eui Yong cũng đánh giá cao sự lãnh đạo của Tổng thống Trump và chính sách gây sức ép tối đa với Triều Tiên nhằm đưa Bình Nhưỡng vào bàn đàm phán. Ông khẳng định Hàn Quốc và các đồng minh sẽ đoàn kết và sẽ không lặp lại sai lầm trong quá khứ.

Các tuyên bố này được đưa ra sau một năm đầy căng thẳng liên quan các chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.

Các nước vẫn thận trọng

Ngày 8/3, vài giờ trước khi có thông tin về cuộc gặp Mỹ-Triều, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In đã cho rằng vẫn còn nhiều trở ngại trên con đường thực hiện các nỗ lực nhằm phi hạt nhân hóa và thiết lập nền hòa bình tại bán đảo Triều Tiên dù Bình Nhưỡng đã có những bước nhượng bộ đặc biệt.

Tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh rằng những tiến triển trong quan hệ gần đây không chỉ là nhờ vào nỗ lực của hai miền Triều Tiên mà còn nhờ sự hỗ trợ từ Mỹ. Theo ông Moon, vẫn còn nhiều trở ngại nữa trước khi hai bên có thể đạt được nền hòa bình lâu dài và phi hạt nhân hóa.

Ông khẳng định nền tảng hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên sẽ do chính những người dân nơi đây quyết định với sự hợp tác chặt chẽ từ phía Mỹ và cộng đồng quốc tế song song với các hoạt động đàm phán song phương.

Theo ông, Hàn Quốc cũng sẽ cử các phái viên tới Trung Quốc, Nga và Nhật Bản, là các quốc gia thành viên của đàm phán 6 bên về vấn đề Triều Tiên, để thảo luận về kết quả chuyến thăm Bình Nhưỡng vừa qua.

Trong khi đó, các quan chức và chuyên gia Mỹ vẫn cho rằng những nhượng bộ mới từ phía Triều Tiên có thể chỉ là động thái nhằm kéo dài thời gian để phục vụ quá trình phát triển vũ khí hạt nhân.

Người dân Hàn Quốc tại thủ đô Seoul theo dõi thông tin cuộc họp báo từ Nhà Trắng vào sáng 9/3.  Ảnh: Reuters
Người dân Hàn Quốc tại thủ đô Seoul theo dõi thông tin cuộc họp báo từ Nhà Trắng vào sáng 9/3. Ảnh: Reuters
Các chuyên gia lưu ý ngoài những hoạt động thử tên lửa và hạt nhân mà Triều Tiên cam kết sẽ tạm ngừng, vẫn còn nhiều công việc kỹ thuật khác Bình Nhưỡng có thể theo đuổi trong khi các nỗ lực ngoại giao diễn ra. Những công việc kỹ thuật có thể kể đến như sản xuất phụ tùng, làm giàu uranium cho chế tạo bom...

Phát biểu tại một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Ethiopia Workneh Gebeyehu ở thủ đô Addis Ababa ngày 8/3 trong khuôn khổ chuyến công du châu Phi, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết Hàn Quốc đang cung cấp thông tin đầy đủ cho Mỹ về các cuộc thảo luận với Triều Tiên và Washington cũng sẽ cung cấp thông tin cho Seoul.

Theo Ngoại trưởng Tillerson, Mỹ cần hết sức "tỉnh táo" và thực tế. Ông cho rằng bước đi đầu tiên là đối thoại, chứ không phải đàm phán và cần có "đối thoại nhiều hơn"./.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.