Orrin Hatch: Tâm điểm các cuộc tranh cãi về chính sách của Mỹ

(Baonghean.vn) - Thượng nghị sĩ Orrin Hatch, đại diện cho bang Utah của Mỹ vừa tuyên bố sẽ rút lui khỏi chính trường sau khi hết nhiệm kỳ vào cuối năm nay ở tuổi 83.
Trong hơn 40 năm làm việc trong Thượng viện Mỹ, ông được coi là một nhân vật cứng rắn nhưng cũng đầy quyền lực của Đồi Capitol, thường xuyên trở thành tâm điểm trong các cuộc tranh cãi.
Thượng nghị sĩ Orrin Hatch, đại diện cho bang Utah của Mỹ. Ảnh: AP
Thượng nghị sĩ Orrin Hatch, đại diện cho bang Utah của Mỹ. Ảnh: AP
Nhân vật cứng rắn của đảng Cộng hòa

Khi Thượng nghị sĩ Orrin Hatch tuyên bố kế hoạch nghỉ hưu của mình hôm 2/1, David Axelrol - nhà bình luận kỳ cựu của kênh truyền hình CNN, người từng giữ vị trí cố vấn cấp cao cho cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama - là một trong những người đầu tiên gửi lời cảm ơn tới Orrin Hatch vì những đóng góp của ông cho nước Mỹ.

Dù không phải là người thân thiết cả trong đời tư cũng như trong công việc, nhưng David Axelrol vẫn luôn trân trọng và biết ơn Orrin Hatch vì một cuộc điện thoại bất ngờ của ông cách đây hơn 7  năm.

Khi đó, David Axelrod là chiến lược gia trưởng trong rất nhiều chiến dịch quan trọng của cựu Tổng thống Barack Obama, trong đó có chiến dịch vận động cho dự luật chăm sóc sức khỏe ObamaCare.

Dự luật này đã vấp phải nhiều tranh cãi và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm sự đồng thuận trong Quốc hội. Ngay lập tức, vị cố vấn cấp cao của ông Obama trở thành tâm điểm bị chỉ trích trên các phương tiện truyền thông, bị đánh giá là người không có năng lực.

“Tôi đã đọc câu chuyện về anh trong bài báo sáng nay, và tôi chỉ muốn gọi để nói với anh rằng, đừng bao giờ để những kẻ xấu xa đó đánh gục anh” - lời động viên của Orrin Hatch đã trở thành động lực để David Axelrod vượt qua khó khăn và cũng toát lên phong cách không thể nhầm lẫn của Orrin Hatch trong vai trò Thượng nghị sĩ.

Ông sẵn sàng đối diện với các đối thủ, kiên cường theo đuổi những mục tiêu của mình, dù không phải lúc nào mục tiêu mà ông theo đuổi cũng được lòng công chúng Mỹ.

Trong các cuộc tranh cãi nảy lửa giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, người ta luôn thấy Orrin Hatch trên tuyến đầu và được coi là một trong những nhân vật cứng rắn nhất của đảng Cộng hòa.

Tâm điểm của những tranh cãi

Orrin Hatch sinh ở Pennsylvania và tốt nghiệp trường Đại học Brigham Young chuyên ngành lịch sử năm 1959 và trường Đại học Luật Pittsburgh năm 1962.

Ông đã hành nghề luật sư một thời gian dài ở Pennsylvania và Utah trước khi chạy đua vào vị trí Thượng nghị sĩ bang Utah trong vai trò ứng viên đảng Cộng hòa năm 1976.

Ngay trong lần ứng cử đầu tiên, ông đã đánh bại vị Thượng nghị sĩ kỳ cựu của bang Utah khi đó là Frank Moss – người đã có 3 nhiệm kỳ liên tục. Kể từ đó đến nay, không ai có thể đẩy được Orrin Hatch khỏi vị trí này khi ông tái đắc cử liên tục trong các nhiệm kỳ 1982, 1988, 1994, 2000, 2006 và 2012.

Tổng thống Mỹ Donald Trump chúc mừng Orrin Hatch vì “sự nghiệp chính trị tuyệt vời” của ông (AP)
Tổng thống Mỹ Donald Trump chúc mừng Orrin Hatch vì “sự nghiệp chính trị tuyệt vời” của ông. Ảnh: AP

Orrin Hatch có sự nghiệp tuyệt vời và đáng kinh ngạc.

Tổng thống Mỹ Doanld Trump

Theo thời gian, Orrin Hatch trở thành một trong những người bảo thủ nổi bật nhất trong Thượng viện Mỹ.

Là chủ tịch của Ủy ban Tài chính Thượng viện - một vị trí đầy quyền lực, Orrin Hatch đã để lại dấu ấn trong hàng loạt những quyết sách quan trọng của chính phủ như ủng hộ thông qua Chương trình Bảo hiểm Y tế cho Trẻ em, theo đó cung cấp bảo hiểm y tế cho khoảng 10 triệu trẻ em trên toàn nước Mỹ; thông qua Đạo luật Người Mỹ khuyết tật - cấm phân biệt đối xử với người khuyết tật; thông qua Đạo luật Patriot về chống khủng bố, thành lập Cơ quan Xúc tiến Thương mại Mỹ…

Nhưng bên cạnh những chương trình được sự ủng hộ của đông đảo công chúng Mỹ, ông cũng bị chỉ trích rất nhiều khi xúc tiến thông qua nhiều quyết định gây tranh cãi như việc thu hẹp tới 90% diện tích của hai khu công viên quốc gia Bears và Grand Staircase Escalante ở Utah với những đài tưởng niệm đã tồn tại qua hàng nghìn năm lịch sử.

Quyết định này đã hứng chịu phản ứng mạnh mẽ của những nhà hoạt động bảo vệ môi trường đi ngược các quy định của hiến pháp, đi ngược các văn bản pháp lý về bảo về môi trường.

Một di sản mang đậm dấu ấn của Orrin Hatch nữa là Dự luật cải cách thuế (GOP) vừa được Quốc hội Mỹ thông qua cuối tháng 12 vừa qua. Đây là dự luật cải cách thuế lớn nhất ở Mỹ trong 30 năm qua, được coi là thắng lợi lớn nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ khi lên cầm quyền.

Không chỉ là một trong những nhân vật chủ chốt tham gia soạn thảo dự luật, Orrin Hatch còn là một nhân vật vận động không mệt mỏi để dự luật này lần lượt vượt qua các “cửa ải” Hạ viện và Thượng viện, bất chấp những ý kiến cho rằng dự luật cải cách thuế mang lại lợi ích cho người giàu và có thể khiến thâm hụt ngân sách nhiều hơn.

Nhưng ông Orrin Hatch lý giải rằng, dự luật thuế có thể có lợi cho nhiều doanh nghiệp được coi là “gốc rễ của nền kinh tế”, và nền kinh tế Mỹ sẽ không thể mạnh nếu không có bộ rễ vững chắc.

cải cách thuế ở Mỹ
Dự luật cải cách thuế lớn nhất ở Mỹ trong 30 năm qua dưới thời chính quyền Trump có công lớn của Orrin Hatch. Ảnh: Internet
Dù là tâm điểm của nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa trên chính trường Mỹ, song với 7 nhiệm kỳ, Orrin Hatch vẫn được nhìn nhận là một trong những nhân vật quyền lực và có ảnh hưởng nhất trên chính trường Mỹ.

Với những hoạt động của mình, Orrin Hatch vừa được tạp chí Tribune bầu là “Gương mặt Utah năm 2017”. Danh hiệu này là sự ghi nhận đầy ý nghĩa trước thời điểm Orrin Hatch chuẩn bị khép lại sự nghiệp chính trị vào cuối năm nay.

Ở tuổi 83, với 41 năm làm việc trong Thượng viện, có lẽ đã đến lúc ông được nghỉ ngơi, để lại sau lưng một sự nghiệp chính trị mà ít ai có thể vượt qua.

tin mới

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".