Park Geun-hye: 'Công chúa' thất sủng

(Baonghean.vn) - Park Geun-hye - Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc bị luận tội đã dành những năm tháng tuổi trẻ lẫn sau này gắn bó với Nhà Xanh. Khi nhìn lại, cuộc đời của "công chúa" xứ Hàn tuy sống trong nhung lụa nhưng không thiếu bi kịch lẫn bê bối.

Park được xem như Đệ nhất phu nhân của Hàn Quốc sau khi mẹ bà qua đời năm 1974. Ảnh: Đảng Saenuri.
Park được xem như Đệ nhất phu nhân của Hàn Quốc sau khi mẹ bà qua đời năm 1974. Ảnh: Đảng Saenuri.

Đệ nhất tiểu thư

Park lần đầu tiên chuyển vào khu dinh  thự tổng thống khi tuổi mới lên 10, sau khi người cha Park Chung-hee lên nắm quyền hậu đảo chính quân sự năm 1961.

Năm 1974, mẹ của bà Park qua đời trong vụ ám sát hụt cha bà. Những năm sau đó, Park Geun-hye đảm nhiệm vai trò Đệ nhất phu nhân, thay người mẹ quá cố làm nhiệm vụ ngoại giao, xuất hiện cùng cha trong những buổi đón tiếp các lãnh đạo thế giới. Đó cũng là những bài học vỡ lòng của Park về cách điều hành đất nước.

“Mẹ đột ngột ra đi… trách nhiệm Đệ nhất phu nhân nặng nề bất ngờ đặt lên vai tôi, nhiệm vụ thực sự khó khăn”, bà chia sẻ với hãng tin CNN năm 2014.

5 năm sau cái chết của mẹ, người cha Park Chung-hee cũng bị ám sát. Mất cả cha mẹ lẫn chốn đi về, Park không còn xuất hiện công khai nhiều, trở về cuộc sống mà bà miêu tả là “hết sức bình thường”.

Park bảo, bà muốn quay lại với chính trị sau khi chứng kiến những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á cuối những năm 90 thế kỷ trước. Tuy nhiên, với gia thế của mình, con đường quyền lực có vẻ lại không hề dễ dàng đối với người phụ nữ ấy. Năm 2006, bà bị tấn công khi đang vận động tranh cử trước thềm bầu cử địa phương tại Seoul, nhưng bà vẫn không từ bỏ hoạt động chính trị, cuối cùng đắc cử Tổng thống và trở về Nhà Xanh năm 2013, hàng chục năm ròng sau khi cha mẹ qua đời.

Hàng trăm nghìn người đổ xuống đường biểu tình phản đối Park. Ảnh: Getty.
Hàng trăm nghìn người đổ xuống đường biểu tình phản đối Park. Ảnh: Getty.

Thảm họa chìm phà

Park trở thành nữ lãnh đạo đầu tiên của một xã hội Hàn Quốc vốn đậm màu sắc gia trưởng, lóe lên những tia hy vọng sẽ thúc đẩy bình đẳng giới. Phong thái làm việc của bà còn khiến nhiều người liên tưởng đến người cha quá cố.

“Theo các phụ tá, cách điều hành của bà gợi nhớ đến Park Chung-hee, độc đoán hơn điều Hàn Quốc vốn đã quen trong nền dân chủ thế kỷ 21 hiện nay”, Duyeon Kim tại Đại học Georgetown nhận xét.

Sau khi nhậm chức chỉ hơn 1 năm, thảm kịch lại tái diễn.

Ngày 16/4/2014, một chiếc phà chở khách chìm ngoài khơi Hàn Quốc. Cả đất nước theo dõi những bản tin trực tiếp trong nỗi kinh hoàng, hàng trăm hành khách trong đó phần lớn là học sinh trung học đang đi thực tế tới đảo Jeju đều chết đuối.

Tổng cộng 304 người chết, và sau đó người ta nhanh chóng phát hiện rằng nguyên nhân chìm phà là do lỗi con người. Mãi 7 giờ đồng hồ sau khi thảm kịch xảy ra, Park mới có bài phát biểu gửi đến toàn thể người dân.

“Đó là một vết nhơ trong nhiệm kỳ của bà ấy”, John Delury, một giáo sư giảng dạy tại Đại học Yonsei của Seoul nói. “Người ta cảm thấy vào thời điểm ấy bà chẳng hề có mặt. Không hẳn người dân kỳ vọng bằng phép màu bà sẽ cứu được chiếc phà, nhưng người ta cần đến vai trò lãnh đạo”.

Một người ủng hộ bà Park bật khóc trong cuộc biểu tình phản đối luận tội tổng thống. Ảnh: AP.
Một người ủng hộ bà Park bật khóc trong cuộc biểu tình phản đối luận tội tổng thống. Ảnh: AP.

Bê bối tham nhũng

“Tôi tin ai cũng nên coi trọng sự tín nhiệm và tin tưởng hơn hết thảy”, Park đã nói vậy không lâu trước thảm họa phà Sewol.

Dù thế, nếu vụ chìm phà đã khiến lòng tin của người dân dành cho tổng thống lung lay, thì bê bối tham nhũng lớn dần bị phanh phui từ năm ngoái - gây chia rẽ và làm tê liệt hoạt động chính trị của đất nước này - lại như “giọt nước tràn ly” đối với hàng triệu người dân Hàn Quốc.

Kể từ khi mẹ bà Park qua đời, không ít nghi vấn dấy lên quanh tầm ảnh hưởng của một nhân vật đứng đầu giáo phái, Choi Tae-min, đối với Đệ nhất tiểu thư còn trẻ người non dạ lúc bấy giờ.

Một bức điện ngoại giao mật của Mỹ năm 2007 do Wikileaks hé lộ nhắc đến những đồn đãi rằng Choi có “sự kiểm soát hoàn toàn đối với Park về cả thể chất lẫn tinh thần trong những năm tháng trưởng thành của Park và con cái ông ta nhờ đó tích lũy được của cải khổng lồ”.

Vào tháng 10 năm ngoái, người ta phát hiện rằng, hóa ra Choi Soon-sil - một trong những người con của Choi Tae-min là người bạn thân tín của Tổng thống Park trong nhiều thập niên qua. Nhân vật này hiện đang bị điều tra tội danh can thiệp vào các công việc của quốc gia và tống tiền, tuy nhiên bà ta vẫn kiên quyết phủ nhận mọi cáo buộc.

Sau cuộc điều tra kéo dài 3 tháng do các công tố viên đặc biệt tiến hành, người ta kiến nghị truy tố Park tội danh nhận hối lộ khi bà mất quyền miễn trừ dành cho tổng thống.

Những lời kêu gọi luận tội Park xuất hiện nhanh chóng và tới tấp sau khi bà có lời xin lỗi ngắn gọn trên sóng truyền hình, khi bà tuyên bố rõ ràng rằng mình sẽ không từ chức vì không cho rằng bản thân đã mắc phải sai lầm.

Suốt nhiều ngày cuối tuần, hàng trăm nghìn người biểu tình rầm rộ ở trung tâm thủ đô Seoul, mặc cho cái lạnh tê buốt giữa mùa đông khắc nghiệt của Hàn Quốc, trong khi những cuộc biểu tình kêu gọi bà Park tại nhiệm lại diễn ra với quy mô nhỏ hơn rất nhiều.

Những lời xin lỗi sau đó của bà Park gần như bị dân chúng bỏ ngoài tai, và nhiều tháng ròng tái diễn tình cảnh chính trị tê liệt còn người dân biểu tình trong sự chia rẽ.

Ngày 10/3, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc nhất trí ra phán quyết chấm dứt vĩnh viễn chức danh tổng thống của Park, tán thành cuộc bỏ phiếu đòi luận tội bà của Quốc hội.

Rồi đây, trong 60 ngày tới, các cuộc bầu cử để chọn ra người mới chèo chống con tàu Hàn Quốc sẽ phải tiến hành, và đảng Saenuri của bà Park vẫn ôm hy vọng duy trì quyền lực bất chấp bê bối. Dẫu thế, người phụ nữ đã dành phần lớn cuộc đời trong và ngoài Nhà Xanh sẽ phải một lần nữa rời bỏ nó, và lần này “cuộc chia ly” ấy là mãi mãi.

Thu Giang

(Theo CNN)

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.