Phải luôn là địa chỉ tin cậy của hộ nghèo

(Baonghean) - Phóng viên Báo Nghệ An trò chuyện với bà Vi Thị Khuyên, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Kỳ Sơn
- Chào bà Vi Thị Khuyên! Được biết, mới rồi bà vinh dự tham gia trong đoàn đại biểu Ngân hàng CSXH tỉnh Nghệ An dự Đại hội Thi đua yêu nước Ngân hàng CSXH Việt Nam, lại có tham luận gửi tới Đại hội. Điều này cho thấy, ngành đã có sự đánh giá rất cao kết quả hoạt động của Ngân hàng CSXH Kỳ Sơn và của bản thân bà?
Bà Vi Thị Khuyên, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Kỳ Sơn
Bà Vi Thị Khuyên, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Kỳ Sơn
- Tôi là một trong những cán bộ có mặt từ ngày đầu khi Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Kỳ Sơn được thành lập. Đứng chân trên địa bàn vùng biên khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 98%, tỷ lệ hộ nghèo cao, nên tôi xác định để hoàn thành nhiệm vụ phải nỗ lực phấn đấu không ngừng, vừa làm vừa trau dồi kiến thức nâng cao trình độ, ý thức tự giác về trách nhiệm  đảng viên trong công tác... Từ khi được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Ngân hàng CSXH Kỳ Sơn, trên cơ sở nhận thức được việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và chuyên môn trên địa bàn huyện nghèo 30a là vô cùng khó khăn, gian khổ, tôi đã bám sát các quy định của Ngân hàng CSXH, quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng tín dụng, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Nhờ đó, nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn Kỳ Sơn ngày càng tăng trưởng cao, an toàn và hỗ trợ tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn. Tổng dư nợ đạt gần 195 tỷ đồng, tổng số khách hàng hiện còn quan hệ vay vốn là 11.014 hộ, có 3.813 hộ được vay vốn đã thoát nghèo; giúp hộ nghèo xây dựng 2.423 ngôi nhà. Nhân dân huyện Kỳ Sơn cũng đã vay vốn xây dựng, tu sửa hơn 2.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; vay đầu tư mua hơn 40.000 con trâu, bò, tạo ra hơn 40.000 việc làm; góp phần khôi phục phát triển 3 làng nghề dệt thổ cẩm. Nguồn vốn Ngân hàng CSXH Kỳ Sơn là nhân tố quan trọng giúp tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện đã giảm mạnh từ 80,2% năm 2010 xuống còn 52,9% năm 2014. 
- Những con số trên rất ấn tượng. Nhưng Kỳ Sơn vẫn đang  là một huyện nghèo. Vậy, Ngân hàng CSXH Kỳ Sơn có giải pháp gì để nâng cao hơn hiệu quả của đồng vốn trên địa bàn?
- Bên cạnh những mặt tích cực thì bản thân nhiều hộ vay vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa hiểu đầy đủ tính quan trọng của nguồn vốn vay trong việc vươn lên phát triển kinh tế hộ gia đình và góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của địa phương. Việc quan tâm và phối hợp giữa các ngành với Ngân hàng CSXH trong việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo cũng vẫn chưa đồng bộ và sâu sắc. Do đó, đầu năm 2014, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất và tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Chỉ thị số 21-CT/HU ngày 11/1/2014 về việc huy động toàn thể hệ thống chính trị vào việc xã hội hóa quản lý tín dụng chính sách và tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn và lãi tồn đọng của Ngân hàng CSXH huyện Kỳ Sơn. Từ đó, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và hộ vay trong việc quản lý và thực hiện có hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH tại địa phương.
UBND huyện đã thành lập Ban thu hồi nợ cấp huyện đủ mạnh để chỉ đạo thống nhất việc thu hồi nợ trên toàn huyện; đồng thời phối hợp với các tổ thu nợ tại xã kiên quyết thu hồi nợ quá hạn đã phát sinh, lãi tồn đọng, tạo bước chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng tín dụng tại địa phương; nợ xấu trong những năm qua đã được khống chế ở mức an toàn. Đầu năm 2015, đơn vị tiếp tục tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Chỉ thị số 33/CT-HU ngày 27/1/2015, ngoài phân công các nhiệm vụ chính trị cụ thể cho các cơ quan, ban, ngành đóng trên địa bàn huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy còn giao UBND huyện hàng năm dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương với số tiền 200 triệu đồng/năm chuyển cho Ngân hàng CSXH huyện Kỳ Sơn để bổ sung nguồn vốn cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện. Ngoài ra, hàng năm, huyện còn hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, hỗ trợ tài chính cho Ngân hàng CSXH về công tác kiểm tra, đào tạo, tập huấn cho tổ tiết kiệm và vay vốn.
- Từng tham gia nhiều vị trí trong hệ thống chính trị địa phương, mới đây lại được Đại hội Đảng bộ huyện Kỳ Sơn nhiệm kỳ 2015 - 2020 tín nhiệm bầu vào BCH Huyện ủy, chắc bà có thêm những trăn trở, dự định mới để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ?
- Ở mỗi cương vị được giao tôi đều có kế hoạch, chương trình cụ thể cho mình để chủ động thực hiện. Được tín nhiệm bầu vào BCH Huyện ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020, ngoài việc coi trọng công tác tín dụng chính sách trên địa bàn, thì tôi càng tự tin nỗ lực đóng góp vào phong trào xóa đói, giảm nghèo ở Kỳ Sơn. Trên cương vị công tác của mình,  trước hết tôi sẽ tích cực tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện có những chủ trương, cơ chế để vốn tín dụng chính sách ngày càng có hiệu quả hơn trên địa bàn, đồng thời để Ngân hàng CSXH Kỳ Sơn luôn là địa chỉ tin cậy đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. 
- Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện này!
Hữu Nghĩa

tin mới

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.