Phải trích đóng những khoản nào khi nhận lương hàng tháng?

23/06/2017 09:30

(Baonghean.vn) - Hàng tháng, người lao động nhận lương cần phải trích đóng những khoản nào?

1. Bảo hiểm xã hội: Mức đóng = 8% tiền lương tháng (Căn cứ Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

2. Bảo hiểm y tế: Mức đóng = 1.5% tiền lương tháng (Căn cứ Điều 2 Nghị định 105/2014/NĐ-CP,Khoản 1 Điều 18 Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015)

3. Bảo hiểm thất nghiệp: Mức đóng = 1% tiền lương tháng (Căn cứ Khoản 1 Điều 57 Luật việc làm 2013)

4. Công đoàn phí (Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ngoài quốc doanh - tức khoản lương của bạn do doanh nghiệp chi trả)

Mức đóng = 1% tiền lương (Căn cứ Khoản 1 Điều 37 Điều lệ Công đoàn Việt Nam 2013)

Công nhân Nhà máy Granite Trung Đô đóng gói sản phẩm ngói gốm sứ. Ảnh: Nguyễn Hải
Công nhân Nhà máy Granite Trung Đô đóng gói sản phẩm ngói gốm sứ. Ảnh tư liệu Báo Nghệ An

5. Thuế thu nhập cá nhân

Tùy thuộc vào tiền lương, tiền công để xem xét có đến mức phải đóng thuế TNCN hay không? Bởi thu nhập tính thuế TNCN là khỏan sau khi đã trừ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, các khoản giảm trừ…và sau đó tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần.

» Nghệ An: Thu 229 tỷ đồng từ thuế thu nhập cá nhân

Lũy tiến đóng thu nhập cá nhân. N.S

Ngoài ra, hàng năm người lao động còn phải đóng Quỹ phòng chống thiên tai:

Mức đóng = 1 ngày lương tính theo mức lương tối thiểu vùng.

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018);

1.3. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

1.4. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu (trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH các tỉnh);

1.5. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

1.6. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện từ 01/01/2016);

1.7. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

1.8. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH.

2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ 01/01/2018).

3. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

PV (tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Phải trích đóng những khoản nào khi nhận lương hàng tháng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO