Phakel – Nơi chế tạo tên lửa canh trời Việt Nam
Nhân ngày thành lập của phòng thiết kế vũ khí Liên Xô có “sản phẩm” liên quan đến Việt Nam, xin giới thiệu một số thông tin về Phòng thiết kế này.
Lời chú thích của 'Bình luận quân sự' (Nga) tháng 7/2016 về bức ảnh trên của V.Kiselev /RIA Novosti: Tên lửa của (Phòng thiết kế) 'Fakel': Từ 'Dvina' ( S-75) đến 'Triumph' (S-400) - Các tổ hợp tên lửa phòng không Nga có thể bắn hạ tất cả những gì đang di chuyển trên bầu trời. |
Cách đây 63 năm, ngày 20/11/1953, Phòng thiết kế - thử nghiệm OKB-2, (sau được đổi tên thành 'Fakel' (Ngọn đuốc) của Bộ Công nghiệp hàng không Liên Xô được thành lập.
Ngay từ khi ra đời, Phòng thiết kế- thử nghiệm dưới sự lãnh đạo (thời gian đầu) của Viện sỹ Petr Dmitrievich Grushin ( P.D.Grushin) nói trên đã là cơ quan thiết kế các loại tên lửa phòng không hàng đầu trên thế giới. Xin đưa con số cụ thể chứng minh cho nhận định trên:
Những tên lửa phòng không do “ Fakel” thiết kế đã bắn rơi hơn 2.500 máy bay, trong đó có không ít những loại máy bay đã từng được mệnh danh là “bất khả xâm phạm”.
Nhưng loại vũ khí “độc” đầu tiên của “ Fakel” dưới quyền P.D. Grishin không phải là tên lửa phòng không (mặt đất) , mà là các tên lửa lớp “ không đối không” RS-1U. Đây là kiểu tên lửa có điều khiển đầu tiên của Liên Xô được trang bị cho tiêm kích MiG-17 từ năm 1956 (đến nay tròn 60 năm). Không lâu sau đó, phiên bản hoàn thiện của RS-1U là RS-2U được đưa vào trang bị cho máy bay tiêm kích MiG-19 .
Vào thời kỳ đó, đây là loại vũ khí có hiệu quả tác chiến rất cao (RS-1U và RS-2U) - có thể tiêu diệt các mục tiêu đang bay với tốc độ 1,5 M (M- tốc độ âm thanh ) ở độ cao đến 15 km Tên lửa có đầu nổ vô tuyến không tiếp xúc. Việc dẫn đường cho tên lửa được thực hiện bằng radar trên máy bay. Mỗi chiếc tiêm kích mang 4 tên lửa kiểu này .
Hướng phát triển kỹ thuật tên lửa nói trên (không đối không ) khá gần gũi với P.D. Grushin bởi vì trong thời gian cả trước và trong Chiến tranh Vệ quốc ông chuyên nghiên cứu thiết kế chế tạo và tổ chức sản xuất máy bay.
Nhưng vào thời kỳ sau Chiến tranh, Liên Xô cực kỳ cần các tên lửa phòng không (đất đối không ) để trang bị cho các đơn vị Bộ đội phòng không nhằm đảm bảo khả năng bảo vệ Liên Xô trước mối đe dọa từ các máy bay ném bom chiến lược mang vũ khí hạt nhân.
Trên thực tế, giới lãnh đạo chính trị- quân sự Liên Xô đã nhận thức được sự cấp thiết phải chế tạo tên lửa phòng không ngay từ năm 1950, - ngay từ khi trong trang bị của “đối phương tiềm năng” còn chưa có các máy bay ném bom xuyên lục địa.
Để giải quyết nhiệm vụ này, hướng nghiên cứu trên đã được được giao cho chính P.D Grushin vào năm 1951, khi Phòng thiết kế OKB-2 còn chưa được thành lập.
Năm 1951, P.D. Grishin được bổ nhiệm làm phó cho Tổng công trình sư S.A. Lavochkin, - người chuyên phụ trách mảng nghiên cứu thiết kế tên lửa phòng không có điều khiển Xô Viết đầu tiên. Sau khi OKB -2 được thành lập và P.D. Grushin được bổ nhiệm làm giám đốc, ông lại tiếp tục nghiên cứu thiết kế tên lửa phòng không tại Phòng thiết kế này.
Sát thủ gián điệp trên không
Kiểu tên lửa phòng không do tập thể Phòng thiết kế OKB-2 của P.D. Grushin được đưa vào trang bị năm 1957 của Quân đội Xô Viết mang ký hiệu 1D ( V-750 ). Đây chính là kiểu tên lửa phòng không có điều khiển đầu tiên trên thế giới.
Và cũng chính 1D (V-750) đã chứng minh được là nó có khả năng tiêu diệt tất cả các máy bay đang có trong trang bị trên thế giới lúc đó, kể cả những máy bay có trần bay cao nhất , tốc độ lớn nhất và có khả năng cơ động nhất.
Tên lửa 1D trong tổ hợp tên lửa S-75 “Dvina” của Phòng thiết kế KB-1MAP (về sau Phòng thiết kế này được được tách thành các phòng thiết kế riêng là MKB ( Phòng thiết kế Matxcova) mang tên “Strela”, TSKB (Phòng thiết kế trung ương) mang tên “Almaz”, NPO (Tổ hợp khoa học- công nghiệp) mang tên “ Almaz- Antey”).
Tên lửa của P.D. Grushin xuất trận lần đầu tiên trên bầu trời Bắc Kinh tháng 10/1959 và đã bắn hạ chiếc máy bay gián điệp RB-57D của Đài Loan.
Ngày 1/5/1960, trên không phận thành phố Sverdlovsk – Liên Xô (nay là Ekaterinburg) chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ từng được cho là không thể với tới thời kỳ đó cũng đã bị “Dvina” bắn rơi, phi công Mỹ Gary Power nhảy dù, bị bắt sống và bị tòa án Xô Viết xét xử vì tội làm gián điệp (những thông tin này không mới , nhưng vẫn xin dẫn lại vì liên quan đến OKB-2).
Năm 1962, một chiếc U-2 nữa cũng đã bị “Dvina” bắn rơi trên không phận Cuba trong cuộc khủng hoảng Caribe.
Trong cuộc Chiến tranh chống Không quân Mỹ của Việt Nam đã có tới 60 tiểu đoàn tên lửa phòng không có điều khiển nói trên tham chiến. Theo các số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, những tên lửa này đã bắn hạ từ 200 đến 500 máy bay Mỹ. Trong đó có những chiếc “Phantom” (Con ma) hiện đại nhất lúc đó và cả máy bay ném bom chiến lược “Pháo đài bay” B-52 .
"Dvina” trực chiến cho đến tận đầu những năm 1990. Chúng đã được cung cấp cho quân đội của 45 quốc gia trên thế giới. Hiện nay, “Dvina” vẫn đang nằm trong trang bị của quân đội 26 nước.
Sở dĩ “Dvina” có những thành tích nổi trội như vậy vì trước hết nó có những tính năng kỹ - chiến thuật vượt trội so với các tổ hợp tên lửa phòng không của các nước khác trên thế giới.
Tính năng của tên lửa phòng không có điều khiển “Dvina”:
Kiểu tên lửa – hai tầng, tầng một nhiên liệu rắn, tầng 2 – nhiên liệu lỏng
Chiều dài – 10.600 mm Đường kính tối đa -700 mm
Trọng lượng phóng – 2.300 kg
Cự ly tiêu diệt mục tiêu tối đa – 29- 34 km
Độ cao tiêu diệt mục tiêu tối đa – 25-27 km
Kiểu đầu tác chiến – bộc phá – nổ mảnh , trọng lượng 200 kg
Có cả biến thể mang đầu tác chiến hạt nhân.
Sẵn sàng trong mọi tình huống
Trên thực tế, gần như tất cả các tên lửa phòng không có điều khiển sử dụng cho các tổ hợp tên lửa phòng không Liên Xô (Nga hiện nay) đều được thiết kế tại Phòng thiết kế “Fakel”.
Những tính năng kỹ - chiến thuật của chúng vượt xa tất cả các khả năng của bất kỳ loại phương tiện bay nào (tức mục tiêu cần tiêu diệt ) kể cả về cự ly, tốc độ, độ cao, kể cả các tên lửa đạn đạo.
Tên lửa phòng không có điều khiển cho tổ hợp tên lửa phòng không “Osa-1T” của “Fakel” được đưa vào trang bị năm 2005 có thể bắn đón và hạ các mục tiêu đang bay với tốc độ 2,5 M ở độ cao chỉ 15 m, với xác xuất tiêu diệt từ 0,65 đến 0,84. Trong khi đó, tổ hợp tên lửa phòng không này có tới 6 quả tên lửa.
Tổ hợp S-125 “Nheva” được thiết kế năm 1961 có khả năng “xử lý” các mục tiêu ở cự ly gần và bay thấp. Nhưng những biến thể mới nhất của S-125 “Nheva” trong thế kỷ XXI đã có thể bắn hạ các mục tiêu tàng hình có diện tích phản xạ radar hiệu dụng chỉ khoảng 0,1 m2 , tức tương đương với tham số phản xạ) của các máy bay được thiết kế theo công nghệ tàng hình “Stealth”.
Không những thế, kể cả trong trường hợp các mục tiêu trên đang bay với tốc độ vượt quá 3M.
Tổ hợp tên lửa phòng không nói trên với tên gọi “Pechura-2M” có uy tín rất cao trên toàn thế giới. Hiện một có một số nước sẵn sàng mua tới 500 tổ hợp như vậy.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-200 xuất hiện lần đầu năm 1967 đã đạt kỷ lục về cự ly tiêu diệt mục tiêu – đến 300 km. Đối với các biến thể mới nhất, cự ly tiêu diệt mục tiêu đã tăng lên tới 400 km .
Tên lửa của S-200 có chiều dài 11 m, nặng 7 tấn này có thể đạt tới tốc độ 1.200 m/s. Trong giai đoạn đầu, 4 động cơ tăng tốc nhiên liệu rắn hoạt động đạt sức đẩy 168 tc.
Sau đó, động cơ phản lực hành trình nhiên liệu lỏng sẽ được khởi động. Tên lửa được dẫn tới mục tiêu bằng các sóng radar.
Phần tác chiến của tên lửa kiểu bộc phá nổ mảnh. Trọng lượng đầu tác chiến – 220 kg , trong đó 80 kg là chất nổ, phần còn lại là 37.000 mảnh phần tử sát thương.
Đối phương không còn bất kỳ cơ hội nào
Một đặc điểm rất quan trọng của các tổ hợp tên lửa phòng không do “ Fakel” hợp tác với Phòng thiết kế “ Almaz” chế tạo là chúng đều được liên lục hiện đại hóa. Từ năm 2002, khi Phòng thiết kế “ Fakel” sát nhập với Tập đoàn “ Almaz- Antey”, thì sự hợp tác đó càng trở nên chặt chẽ hơn. Nhờ đó mà nhiều tổ hợp tên lửa mới (tuy vẫn với tên gọi cũ) có những tính năng mới đáp ứng các yêu cầu hiện đại lần lượt xuất hiện.
Ví dụ như tổ hợp tên lửa phòng không S-300 được đưa vào trang bị năm 1974 đã có những tính năng hoàn toàn mới. Hiện nay, S-300 thực sự là loại vũ khí phòng không chống lại các đòn tấn công đường không ồ ạt không chỉ của các máy bay, mà còn của các tên lửa đạn đạo.
Thực ra, S-300 không chỉ là một tổ hợp phòng không, mà đã là một hệ thống tên lửa phòng không thống nhất với các tiểu đoàn S-300 với một trường thông tin chung, được điều khiển khiển bằng một hệ thống “thần kinh” thống nhất.
Trong quá trình hiện đại hóa hệ thống phòng không S-300PM-2, các kỹ sư Nga đã thiết kế phiên bản mới là S-400 “Triumph” tầm xa. Hệ thống này có thể phát hiện bất kỳ mục tiêu đang bay nào ở cự ly 600 km và nhận dạng mục tiêu bằng các modul khác nhau của đài radar.
Ở bán kính 400 km, S-400 có thể tiêu diệt tất cả các phương tiện tấn công đường không hiện có và sẽ có trong tương lai: các máy bay trinh sát, máy bay của không quân chiến lược và không quân chiến thuật, tên lửa chiến thuật, tên lửa chiến dịch- chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm trung, các mục tiêu có tốc độ bay siêu thanh. Mỗi một hệ thống tên lửa phòng không “Triumph” đảm bảo đồng thời tấn công đến 36 mục tiêu bằng 72 quả tên lửa.
Hệ thống phòng không này được trang bị 7 kiểu tên lửa khác nhau do “ Fakel” thiết kế , gồm: 48N6Е, 48N6Е2, 48N6DМ, 48N6Е3, 9М96Е, 9М96Е2.
Cách đây không lâu “Fakel” đã thử nghiệm tên lửa siêu xa 40N6E có tầm bắn 400 km và độ cao bắn tới 185 km. Tên lửa 40N6E có thể tiêu diệt các tên lửa đạn đạo ở bất kỳ pha nào trong quỹ đạo bay của chúng.
Nhiều chuyên gia quân sự nhận xét rằng các tính năng kỹ- chiến thuật của tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất của Mỹ “ Patriot” đều kém các tính năng tương tự thậm chí của S-300, chứ chưa nói tới S-400. Nếu “Triumph” có thể tiêu diệt mục tiêu đang bay ở độ cao 5 m thì đối với “ Patriot” độ cao tối thiểu của mục tiêu mà “ Patriot “ có thể bắn hạ là 60 m.
Cự ly tiêu diệt mục tiêu thực tế của “Patriot” – 20 km, mặc dù theo các số liệu được công bố - 100 km. Nhưng nếu tấn công mục tiêu ở cự ly như vậy (100 km), xác xuất tiêu diệt của “ Patriot” chỉ còn < 0,2.="" một="" dẫn="" chứng="" cụ="" thể="">
Năm 1991, Saddam Hutsen sử dụng tên lửa “ Draran-1” ( tương đương với R-11 Xô Viết được thiết kế trong những năm 50 ) để tấn công các thành phố Arập Saudi. Mặc dù lúc đó còn chưa có mục tiêu giả, chưa có nhiễu sóng vô tuyến nhưng 158 quả tên lửa phòng không “ Patriot” chỉ hạ được 45 quả tên lửa của Iraq .
Theo Baodatviet
TIN LIÊN QUAN |
---|