Phản ứng của các nước sau khi Triều Tiên phóng tên lửa Hwasong-15?

30/11/2017 12:40

(Baonghean.vn) - Ngay sau khi Triều Tiên tiến hành vụ phóng thử tên lửa liên lục địa (ICBM) hôm 29/11 các nước Mỹ- Nhật Bản- Hàn Quốc... đã có phản ứng mạnh mẽ.

1. Lãnh đạo Mỹ - Trung Quốc - Nhật Bản điện đàm sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên

ổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng, sẽ xử lý tình hình sau khi Triều Tiên phóng tên lửa. Ông cho biết đã có cuộc thảo luận dài với Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis về vụ việc
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng, sẽ xử lý tình hình sau khi Triều Tiên phóng tên lửa. Ông cho biết đã có cuộc thảo luận dài với Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis về vụ việc.

Trước việc vào rạng sáng 29/11 Triều Tiên phóng thử tên lửa liên lục địa (ICBM) được đánh giá có tầm bắn lên tới 13.000 km và có thể chạm đến mọi nơi trên lãnh thổ Mỹ, cùng ngày, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có các cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Ông Donald Trump nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc đồng thời hối thúc Trung Quốc cần gia tăng áp lực để Triều Tiên dừng các hành động mà Mỹ cho là gây hấn. Tổng thống Donald Trump cũng bày tỏ mong muốn cùng Trung Quốc bàn bạc, trao đổi nhằm tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhất trí thúc đẩy biện pháp đáp trả chương trình tên lửa của Triều Tiên, đồng thời kêu gọi Trung Quốc tích cực hơn nữa trong vấn đề này

Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng, sẽ xử lý tình hình sau khi Triều Tiên phóng tên lửa. Ông cho biết đã có cuộc thảo luận dài với Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis về vụ việc.

2. Anh - Đức triệu Đại sứ Triều Tiên để phản đối vụ thử ICBM

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel. Ảnh: EPA.
Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel. Ảnh: EPA.

Bộ Ngoại giao Anh cho biết, nước này ngày 29/11 đã triệu Đại sứ Triều Tiên tại Anh để phản đối việc Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Trong một tuyên bố, Quốc Vụ khanh phụ trách khu vực châu Á, Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Anh Mark Field nói rằng ông đã triệu Đại sứ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên để bày tỏ sự phản đối, lên án của Anh đối với vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên.

Ngoại trưởng Đức lên án vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên, tuyên bố sẽ triệu đại sứ nước này để phản đối.

"Triều Tiên lại phá vỡ luật pháp quốc tế", Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel hôm nay tuyên bố về vụ phóng thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên, cho rằng cách hành động này của Bình Nhưỡng "gây nên mối đe dọa lớn với an ninh thế giới", theo Reuters.

Ông Gabriel lên án mạnh mẽ vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-15 của Bình Nhưỡng, đồng thời khẳng định sẽ triệu đại sứ Triều Tiên tới để phản đối.

3. Nga kêu gọi Triều Tiên ngừng các vụ thử tên lửa đạn đạo

Ông Vasily Nebenzya - Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp quốc.
Ông Vasily Nebenzya - Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp quốc.

Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh: “Chúng tôi kêu gọi Triều Tiên ngừng các vụ thử tên lửa đạn đạo, còn Mỹ và Hàn Quốc không tiến hành các vụ diễn tập Không quân có quy mô lớn, ngoài kế hoạch, trong đầu tháng 12 để không làm phức tạp thêm tình hình.

Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, Matxcơva không thay đổi quan điểm của mình về vấn đề Triều Tiên cũng như không phản đối bất kỳ một giải pháp ngoại giao nào để giải quyết vấn đề này.

Cũng trong ngày 29/11, Chủ tịch Hội đồng liên bang Nga Valentina Matvienko đã thông báo với các nhà báo rằng, Nga sẽ tiếp tục nỗ lực để giải quyết tình hình ở bán đảo Triều Tiên: “Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực, thuyết phục Triều Tiên ngừng mọi vụ thử hạt nhân và tên lửa, còn Mỹ, Hàn Quốc và các nước khác dừng những hành động khiêu khích bởi điều này không đem lại điều gì tốt đẹp cả”.

4. Trung Quốc phản đối mạnh mẽ vụ thử tên lửa của Triều Tiên

 Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng. (Ảnh: VCG)
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng. Ảnh: VCG

Phản ứng trước vụ thử tên lửa liên lục địa của Triều Tiên, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được tổ chức vào chiều 29/11 tại Bắc Kinh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ thể hiện lập trường phản đối của Trung Quốc đối với hoạt động thử tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.

Trung Quốc cho rằng, Liên Hợp Quốc đã có các Nghị quyết liên quan cụ thể về việc Triều Tiên tiến hành trái phép các hoạt động phát triển kỹ thuật đầu đạn hạt nhân, tên lửa và yêu cầu các bên cần nghiêm chỉnh tuân thủ các Nghị quyết này.

Người phát ngôn Cảnh Sảng cho biết: “Trung Quốc thể hiện sự quan ngại sâu sắc cũng như phản đối với các hoạt động phóng tên lửa của Triều Tiên, Trung Quốc yêu cầu Triều Tiên tuân thủ các Nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an, dừng ngay các hành động làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên”.

5. Chính phủ Nhật Bản đã ngay lập tức chỉ trích động thái của Triều Tiên

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters.

Theo thủ tướng Nhật Bản, vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên là một hành động "bạo lực", "không bao giờ được dung thứ" và kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn cấp.

"Chúng tôi kịch liệt phản đối hành động của Triều Tiên. Tôi yêu cầu (Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc) tổ chức cuộc họp khẩn cấp. Cộng đồng quốc tế cần thống nhất và thực hiện các biện pháp trừng phạt triệt để. Chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ hành động khiêu khích nào diễn ra và sẽ tối đa hóa áp lực", CNN dẫn lời ông Abe nói với các phóng viên ở Tokyo ngày 29/11.

Trong một cuộc họp báo riêng rẽ, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định, hai nhà lãnh đạo trên không thảo luận về các lựa chọn quân sự nhằm vào Triều Tiên. Ông Suga lưu ý rằng Nhật Bản sẽ phối hợp chặt chẽ với Mỹ và Hàn Quốc trong việc đáp trả vụ phóng này

6. Hàn Quốc: Không dung thứ cho hành động khiêu khích của Triều Tiên

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Nguồn: Reuters
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Nguồn: Reuters

Tổng thống Moon Jae-in ngày 29/11 đã lên án mạnh mẽ vụ phóng tên lửa trước đó cùng ngày của Triều Tiên, đồng thời cam kết sẽ áp dụng các biện pháp mạnh mẽ nhất có thể được đối với vụ việc này.

Phát biểu tại cuộc họp khẩn của Hội đồng An ninh Quốc gia được triệu tập chỉ vài giờ sau khi Triều Tiên phóng vật thể được cho là một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhà lãnh đạo Hàn Quốc nêu rõ: “Tôi mạnh mẽ lên án Triều Tiên đã thực hiện các hành động khiêu khích liều lĩnh... Chính phủ Hàn Quốc sẽ không bao giờ dung thứ cho các hành động khiêu khích của Triều Tiên."

Ngoài ra, Tổng thống Moon còn nhấn mạnh Bình Nhưỡng phải từ bỏ ngay việc phát triển các loại vũ khí hạt nhân và tên lửa, khẳng định việc theo đuổi các chương trình này sẽ chỉ dẫn đến việc Triều Tiên bị cô lập và hủy diệt, đồng thời kêu gọi nước này trở lại bàn đàm phán ngay lập tức.

7. Liên Hợp quốc tiến hành cuộc họp khẩn

Toàn cảnh phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ tại New York, Mỹ. THX/TTXVN
Toàn cảnh phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Chiều 29/11 (sáng 30/11 giờ Hà Nội), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tiến hành cuộc họp khẩn để thảo luận về vụ phóng thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên, song không đưa ra tuyên bố chung.

Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp, ông Sebastiano Cardi, Đại sứ Italy - nước giữ chức Chủ tịch HĐBA trong tháng 11 cho biết, tất cả các quốc gia thành viên HĐBA đều hối thúc Triều Tiên chấm dứt các vụ thử hạt nhân và tên lửa đồng thời nhấn mạnh đến việc cần phải thực thi nghiêm túc các nghị quyết của HĐBA về vấn đề Triều Tiên.

Tuy nhiên, cũng như tại các cuộc họp khẩn sau mỗi lần Triều Tiên phóng thử tên lửa hay thử hạt nhân trước đó, những thông tin rò rỉ từ cuộc họp kín ngày 29-11 một lần nữa cho thấy các nước thành viên HĐBA chưa thống nhất được cách thức xử lý vấn đề hạt nhân tên lửa của Triều Tiên.

Kim Ngọc

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Phản ứng của các nước sau khi Triều Tiên phóng tên lửa Hwasong-15?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO