Pháp sẽ cấm dùng điện thoại di động ở trường học

Bộ Giáo dục Pháp vừa tuyên bố sẽ cấm dùng điện thoại di động ở các trường cấp một và hai trong cả nước và gọi đó là vấn đề "sức khỏe công cộng".

“Đôi khi, bạn cần một chiếc điện thoại vì lý do học tập hoặc cho tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng phải được kiểm soát bằng cách nào đó”, Jean Michel Blanquer, Bộ trưởng Giáo dục Pháp, nói với đài phát thanh RTL.

Người đàn ông này cho biết lệnh cấm sẽ bắt đầu có hiệu lực từ năm học tới (tháng 9/2018). Theo đó, học sinh sẽ được phép mang điện thoại đến trường nhưng không được phép dùng nó kể cả trong giờ nghỉ. Biện pháp này được áp dụng cho tất cả học sinh trong lứa tuổi 6-15.

Ông Blanquer cho rằng lệnh cấm cũng là một “thông điệp về sức khỏe cộng đồng cho các gia đình. Sẽ thật tốt nếu trẻ không sử dụng điện thoại thường xuyên, hoặc thậm chí không xem các thiết bị thông minh trước khi 7 tuổi”.

Từ tháng 9 sang năm, học sinh cấp một và hai của Pháp không được phép dùng điện thoại trong trường, kể cả giờ nghỉ. Ảnh: Alamy.

Từ tháng 9 sang năm, học sinh cấp một và hai của Pháp không được phép dùng điện thoại trong trường, kể cả giờ nghỉ. Ảnh: Alamy.

Tuy nhiên, Liên đoàn Hiệu trưởng Pháp bày tỏ mối hoài nghi về lệnh cấm này. Philippe Vincent, Phó tổng thư ký Liên đoàn Hiệu trưởng Pháp, nhấn mạnh thông báo mới từ Bộ Giáo dục Pháp khiến mọi người mơ hồ trong cách xử lý và thực thi.

Bên ngoài một trường học ở trung tâm thành phố Paris, học sinh cũng hoang mang với lệnh cấm mới. “Cháu không hiểu nó sẽ diễn ra như thế nào. Ai sẽ lấy điện thoại? Họ sẽ đặt chúng ở đâu? Làm thế nào để chúng cháu nhận lại?”, một cậu bé 13 tuổi nói.

Tại một ngôi trường khác, Mathilde, 12 tuổi, nêu quan điểm: “Thật vô lý. Chúng cháu không sử dụng điện thoại trong lớp hoặc suốt giờ nghỉ, vậy vấn đề này là gì? Nếu ai đó bị bắt gặp sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh hay giờ ăn trưa, điện thoại sẽ bị tịch thu và người đó sẽ gặp rắc rối”.

Trong khi đó, Sabine, một phụ huynh, đánh giá: "Đây có thể là ý tưởng hay khi lũ trẻ ở trường nhưng họ không thể cấm chúng mang điện thoại đến lớp. Con gái tôi phải tự đi học. Vì vậy, tôi muốn nó mang theo điện thoại để tôi yên tâm”.

Người phụ nữ này nói thêm thay vì cấm, có thể cài một thiết bị chặn tín hiệu trong trường học?

Bên cạnh lệnh cấm mới, ông Blanquer cũng đề nghị các trường lắp thêm tủ khóa dành cho điện thoại mặc dù nhiều trường học ở trung tâm thành phố có rất ít phòng.

Tuy nhiên, theo ước tính của Vincent (một phụ huynh), động thái này sẽ khiến chính phủ phải chi rất nhiều tiền.

“Chúng ta đang biến trường học thành một cái tủ khóa khổng lồ? Theo tính toán của tôi, 5.300 ngôi trường công lập với trung bình 500 học sinh mỗi lớp cần khoảng 3 triệu tủ khóa”, người này nói.

Ngoài ra, các hội phụ huynh cho rằng bất cứ lệnh cấm nào cũng sẽ gây ra một vấn đề hậu cần lớn.

“Trường học sẽ phân loại điện thoại như thế nào? Và làm thế nào để đảm bảo rằng chúng được trả lại cho chủ sở hữu vào cuối giờ học?”, Gerard Pommier, người đứng đầu Liên đoàn Phụ huynh trong các trường công lập, nói.

Các quan chức giáo dục đang nghiên cứu xem làm thế nào để thực thi lệnh cấm điện thoại di động.

“Trong các buổi họp cấp bộ, chúng tôi để điện thoại vào trong tủ trước khi bước vào phòng. Với tôi, điều này có thể thực hiện được với bất cứ nhóm người nào, kể cả lớp học”, bộ trưởng giáo dục Pháp nhấn mạnh.

Người đàn ông này cũng ủng hộ việc áp dụng đồng phục học đường song cho rằng điều này không cần áp dụng trong cả nước.

Bên cạnh đó, ông tuyên bố mỗi trường học cần có một dàn hợp xướng trước tháng 1/2019. Theo Le Parisien, chính phủ sẽ phải tiêu tốn 20 triệu euro nếu muốn thực hiện ý tưởng này. Các quan chức chính phủ cho biết việc tham gia vào dàn hợp xướng là tự nguyện và là “bổ sung cho các bài học âm nhạc bắt buộc”.

Theo Zing

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.