Pháp luật

Phát huy trách nhiệm công dân, tích cực sửa đổi Hiến pháp

Khánh Ly 20/05/2025 20:12

Việc lấy ý kiến ​​Nhân dân về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là một sự kiện chính trị sâu rộng của toàn xã hội. Đây cũng là dịp để mỗi người dân thể hiện đầy đủ và sâu sắc quyền làm chủ của mình.

Để kịp thời lấy ý kiến rộng rãi của người dân, tỉnh Nghệ An đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tuyên truyền hướng dẫn, hỗ trợ người dân tham gia ý kiến.

Đa dạng các hình thức góp ý

Nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận của toàn dân trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 335/KH-UBND đề nghị các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng, tư tưởng và dư luận xã hội để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao.

Qua đó, nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần trách nhiệm với đất nước, dân tộc trong toàn dân, đưa việc đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng.

ban-thanh-nien-cong-an-tinh-tham-gia-dong-gop-y-kien-tren-ung-dung-vneid.jpg
Ban Thanh niên Công an tỉnh tham gia đóng góp ý kiến trên ứng dụng VNeiD. Ảnh tư liệu: Cao Loan

UBND tỉnh cũng yêu cầu việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các cấp, các ngành về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 phải được thực hiện với các hình thức đa dạng, thích hợp, linh hoạt, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với thực tế tình hình cơ sở, tạo điều kiện để các tầng lớp Nhân dân tham gia góp ý. Theo đó, bên cạnh phương thức truyền thống như gửi ý kiến bằng văn bản đến các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của Nhân dân.

Hướng dẫn lấy ý kiến ​​của nhân dân về Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID.
Hướng dẫn lấy ý kiến ​​của Nhân dân về Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến đối tượng thuộc phạm vi quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học. Người dân có thể góp ý trực tiếp trên ứng dụng VneID bằng tài khoản cá nhân. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia góp ý trực tiếp qua: Cổng Thông tin điện tử của tỉnh; Trang thông tin điện tử của các cơ sở, ban, ngành cấp tỉnh; Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã.

Tại Văn bản số 335/KH-UBND, UBND tỉnh cũng yêu cầu Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp, Công an tỉnh và các cơ quan, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã phổ biến, tổ chức cho 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động... của cơ quan, đơn vị góp ý dự thảo nghị quyết thông qua ứng dụng VNeID.

giường1d36f1370a62eff61.jpg
Công an Nghệ An hướng dẫn người dân góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeiD. Ảnh: CSCC

Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an và UBND tỉnh Nghệ An, Công an tỉnh Nghệ An đã có văn bản gửi các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đề nghị quán triệt đến toàn bộ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người dân trên địa bàn phụ trách ưu tiên thực hiện đóng góp ý kiến ​​qua ứng dụng VNeID – nền tảng công nghệ của Bộ Công an triển khai.

2c55b4c474dbc18598ca.jpg
Phòng Quản lý xuất khẩu, nhập cảnh (Công an Nghệ An) tổ chức Hội nghị đề nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeiD. Ảnh: CSCC

Đồng thời, huy động tối đa nhân lực, trang thiết bị đảm bảo hệ thống vận hành thông suốt, tổ chức tiếp nhận, tổng hợp đầy đủ, chính xác tất cả các ý kiến ​​đóng góp của Nhân dân đến hết ngày 29/5/2025. Công an Nghệ An cho biết, bước đầu đã ghi nhận trên ứng dụng VNeID có hơn 10.000 lượt góp ý của người dân, trong đó, cơ bản tán thành dự thảo.

133871700194281871_anh-5.jpg
Hỗ trợ cộng đồng dân cư góp ý trên ứng dụng VneiD. Ảnh: TNA

Ông Trần Thế Độ - người dân ở phường Bến Thủy (TP. Vinh) bày tỏ: Việc ứng dụng công nghệ số vào lấy ý kiến góp ý bổ sung, sửa đổi Hiến pháp, đặc biệt là góp ý trên ứng dụng VneID mức độ 2 đã tạo thuận lợi cho người dân không chỉ “được biết” mà còn “được bàn”, “được tham gia” xây dựng khung pháp lý tối cao của đất nước.

Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân

Nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 tập trung vào 2 nhóm quy định: Một là, về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; Hai là, về đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương.

Đây đều là những nội dung có ý nghĩa sâu rộng, tác động trực tiếp tới người dân và mô hình vận hành bộ máy chính quyền các cấp nhằm thực hiện chủ trương của Đảng về tinh gọn đầu mối, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, về tổ chức lại các đơn vị hành chính và chính quyền địa phương.

Do vậy, cùng với công tác tuyên truyền, trong đó, nhấn mạnh những điểm mới liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ công dân; những nội dung cốt lõi trong dự thảo nghị quyết, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã ban hành kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân.

1bd5037a846831366879.jpg
UBND xã Châu Thái, huyện Quỳ Hợp tổ chức Hội nghị lấy ý kiến ​​Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Ảnh: CSCC

Ông Vy Hoàng Hà - Trưởng phòng Tư pháp huyện Quỳ Hợp cho biết: Ngày 14/5/2025, UBND huyện Quỳ Hợp đã ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các cấp, ngành về dự thảo Nghị Quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.

Cùng ngày, Hội đồng Phổ biến pháp luật huyện cũng đã có văn bản hỏa tốc đề nghị các phòng, ban, đoàn thể cấp huyện, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác truyền thông dưới nhiều hình thức. Qua đó, nhằm giúp người dân hiểu rõ mỗi ý kiến đóng góp từ người dân đều là những viên gạch quý dựng xây nền móng vững chắc của Nhà nước pháp quyền.

Đến nay, một số UBND- Ủy ban MTTQ cấp xã như xã Châu Hồng, Châu Thái, Nghĩa Xuân, Minh Hợp… cũng đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Nghị Quyết sửa đổi Hiến pháp 2013 với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc và hiệu quả.

75682623fd2a4874113b-1-.jpg
Người dân xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp góp ý vào Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Ảnh: CSCC

Ở cấp tỉnh, ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Tại hội nghị, ý kiến góp ý của các đại biểu đều khẳng định sự đồng tình việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phù hợp với chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với phạm vi sửa đổi tập trung vào các quy định của Hiến pháp năm 2013 về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và việc phân định đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương; đồng thời, quy định đầy đủ, cụ thể và chặt chẽ, nâng tầm vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các tổ chức, ngành trong hệ thống chính trị. Các đại biểu cũng đã góp ý cụ thể từng điều được xin ý kiến sửa đổi, bổ sung.

Quang cảnh hội nghị đề xuất sửa đổi, bổ sung hiến pháp năm 2013 do MTTQ tổng hợp. Ảnh Mai Hoa
Quang cảnh Hội nghị đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 do MTTQ tổ chức. Ảnh tư liệu: Mai Hoa

Về phía Tỉnh đoàn Nghệ An cũng cho biết, bên cạnh triển khai cho đội ngũ cán bộ Đoàn và đoàn viên, thanh niên tham gia góp ý trực tiếp vào phiếu hỏi trực tuyến về các điều khoản sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 theo kênh của Trung ương Đoàn, BTV Tỉnh đoàn cũng chỉ đạo các cơ sở Đoàn phát huy vai trò của các đội "Bình dân học vụ số" hướng dẫn người dân góp ý sửa đổi Hiến pháp theo 5 bước trên ứng dụng VneID.

Bên cạnh việc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, trách nhiệm lắng nghe và tiếp thu nghiêm túc, giải trình minh bạch chính là yêu cầu cấp thiết.

Tại Văn bản số 335/KH-UBND, UBND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh: Ý kiến đóng góp của Nhân dân, các cấp, các ngành phải được tập hợp đầy đủ, chính xác, khách quan và nghiên cứu, tiếp thu, giải trình nghiêm túc, làm cơ sở cho việc hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổng hợp ý kiến trên cổng/trang thông tin điện tử gửi Văn phòng UBND tỉnh tổng hợp trước ngày 28/5/2025. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp ý kiến từ Cổng thông tin điện tử tỉnh và của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; gửi báo cáo kết quả về Văn phòng Chính phủ; Công an tỉnh gửi báo cáo kết quả về Bộ Công an theo tiến độ yêu cầu.

199cd0195c06e958b017.jpg
Đoàn viên, thanh niên huyện Anh Sơn hướng dẫn người dân tham gia góp ý vào Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeiD. Ảnh: CSCC

UBND tỉnh cũng giao Sở Tư pháp tổng hợp toàn bộ các ý kiến qua các kênh thông tin khác (trừ kênh Cổng thông tin điện tử và ứng dụng VneID) tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 28/5/2025 để báo cáo Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 – Quốc hội khóa XV và Bộ Tư pháp theo yêu cầu.

2(2).jpg
Người dân huyện Anh Sơn tham gia góp ý thành công vào Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeiD. Ảnh: CSCC

Việc lấy ý kiến ​​Nhân dân về việc sửa đổi Hiến pháp không chỉ là một thủ tục pháp lý bắt buộc mà còn là yêu cầu khách quan để đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Hơn lúc nào hết, mỗi người dân hãy phát huy cao nhất trách nhiệm công dân, thể hiện quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình với đất nước, với dân tộc bằng cách chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào sửa đổi Hiến pháp, bảo đảm Hiến pháp phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của Nhân dân và góp phần hoàn thiện nền tảng pháp lý tối cao của đất nước

Nổi bật Báo Nghệ An

Mới nhất

x
Phát huy trách nhiệm công dân, tích cực sửa đổi Hiến pháp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO