Kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An (15/7/1954 - 15/7/2019):

Phát triển mô hình 'bệnh viện - khách sạn'

(Baonghean) - Không chỉ hướng tới mục đích khám chữa bệnh, phục hồi chức năng an toàn, chuyên nghiệp, Bệnh viện Phục hồi chức năng (PHCN) Nghệ An còn muốn người bệnh có dịp được trải nghiệm ăn, ở, phục vụ như một "du khách".

Những ngày đầu gian khó

Tiền thân của Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An là Trạm dưỡng thương bệnh binh, được thành lập vào ngày 15/7/1954, đóng tại xã Nghi Khánh, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Từ 1961 - 1964, trạm được chuyển ra xã Diễn An, huyện Diễn Châu.

Toàn cảnh Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh: Thành Cường
Toàn cảnh Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh: Thành Cường
Trạm dưỡng thương đã tiếp nhận điều trị, điều dưỡng cho hàng nghìn thương - bệnh binh và cũng là một cơ sở y tế phục vụ người bệnh trong thời chiến. Để tránh sự tàn phá của chiến tranh, Trạm dưỡng thương được chuyển lên đóng tại xã Lam Sơn, huyện Đô Lương (từ năm 1965 - 1975).
Năm 1976 Trạm dưỡng thương đổi tên thành “Viện điều dưỡng” chuyển về đóng tại xã Nghi Hương, huyện Nghi Lộc (1976 – 1981). Năm 1982, Viện Điều dưỡng được chuyển về thị trấn Cửa Lò, huyện Nghi Lộc.
Ngày 9/7/1999, UBND tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 2202/QĐ-UB.TCCQ thàng lập “Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Nghệ An” trên cơ sở Viện Điều dưỡng. Ngày 7/11/2014, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 85/2014/QĐ-UBND đổi tên thành “Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An”.
Hàng năm
Hàng năm, đơn vị tiếp đón, phục vụ, điều trị và PHCN cho gần 7.000 lượt bệnh nhân trong và ngoài tỉnh. Ảnh Đức Anh
Trong quá trình phát triển phải di chuyển nhiều nơi, gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất song bệnh viện luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hiện nay, Bệnh viện được xây dựng khang trang với 03 tòa nhà 4 tầng, 02 tòa nhà 02 tầng, 02 dãy nhà 01 tầng; đóng tại 220 đường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, Nghệ An.
Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An là một trong những đơn vị đầu tiên trong tỉnh cũng như trong nước đã đăng ký tự chủ hoàn toàn vè chi ngân sách thường xuyên.
Phục hồi chức năng bằng máy móc hiện đại kết hợp y học cổ truyền
GS
Giáo sư, Tiến sỹ Cao Minh Châu - nguyên Chủ nhiệm bộ môn PHCN Đại học Y Hà Nội, nay là Tổng Thư ký Hội PHCN Việt Nam trực tiếp khám, điều trị tại bệnh viện. Ảnh Thành Cường
Bệnh viện PHCN Nghệ An hiện có 16 khoa, phòng, trong đó có với 9 khoa chuyên môn, 7 phòng chức năng. Hằng năm, bệnh viện đã đón tiếp, khám chữa bệnh và PHCN cho gần 7.000 ngàn lượt bệnh nhân đến điều trị và PHCN nội trú tại bệnh viện.
Bệnh nhân Nguyễn Văn Nam ở xã Hưng Tân (Hưng Nguyên) năm nay 50 tuổi, ông tới điều trị tại Bệnh viện PHCN Nghệ An trong tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, gây các triệu chứng đau, tê, teo cơ, liệt cơ dẫn đến khó khăn trong vận động. Ban đầu do chủ quan thấy cơ thể đau, cứng các cơ ông không đi khám ngay mà vẫn chịu đựng cơn đau, đi làm việc bình thường. Sau thời gian, các cơn đau ngày càng dày hơn dẫn đến tê buốt các chi, khó khăn trong vận động.

“Sau thời gian điều trị tại Bệnh viện PHCN Nghệ An, bệnh của tôi đã đỡ hơn rất nhiều. Hiện những cơn đau đã giảm, đi lại vận động dễ dàng hơn”.

Bệnh nhân Nguyễn Văn Nam ở xã Hưng Tân (Hưng Nguyên)

Còn với bệnh nhân Ngô Đức Mạnh (phường Hưng Phúc, TP. Vinh) năm nay 43 tuổi, công nhân của một doanh nghiệp, nhập viện trong tình trạng đau vùng cột sống thắt lưng. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhỏ, sau đó cơn đau diễn ra liên tục ảnh hưởng lớn đến công việc của anh.

Để điều trị cho anh Mạnh, Bệnh viện PHCN Nghệ An đã có phác đồ điều trị cụ thể kết hợp giữa Đông và Tây y như điều trị vật lý trị liệu bằng nhiệt hồng ngoại, paraffin, sóng ngắn, điện phân, điện xung, giao thoa... xoa bóp nắn chỉnh cột sống...

Nhiều bệnh nhân bại não đã chọn bệnh viện PHCN để điều trị. Ảnh: Đức Anh
Nhiều bệnh nhân bại não đã chọn bệnh viện PHCN để điều trị. Ảnh: Đức Anh

Hay như trường hợp bệnh nhân Trương Xuân Thao (SN 1947), bị xuất huyết não cách đây 6 tháng. Sau một thời gian điều trị ở bệnh viện tuyến huyện, bệnh nhân xuất viện trong tình trạng: liệt nhẹ 1/2 người trái, khó nói, nói ngọng, đi lại yếu, khó khăn, tay trái vận động yếu... Người bệnh về nhà tự tập luyện, leo cầu thang ngã và rồi chân trái không thể đi lại được, còn tay thì vẫn vận động như trước lúc ngã...

“Sau khi phẫu thuật thay chỏm xương đùi tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, tôi được chuyển về PHCN tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Hiện nay, sức khỏe của tôi đã ổn định, có thể tự phục vụ bản thân và đi lại dễ dàng hơn”.

Bệnh nhân Trương Xuân Thao

Để hỗ trợ cho các y, bác sỹ trong việc chẩn đoán sát đúng nguyên nhân gây bệnh để có phác đồ và quy trình điều trị hiệu quả và an toàn cao nhất, bệnh viện đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại như: Máy X-Quang kỹ thuật số, máy xét nghiệm sinh hóa máu tự động hoàn toàn, máy xét nghiệm huyết học, máy xét nghiệm sinh hóa nước tiểu, máy xét nghiệm đường huyết, máy siêu âm màu chẩn đoán 3D, máy điện não đồ, máy lưu huyết não, máy điện tim 6 cần, máy đo độ loãng xương, máy nội soi tai mũi họng...
Đội ngũ nhân viên phục vụ chu đáo, nhiệt tình, coi bệnh nhân như người nhà. Đặc biệt, người bệnh được bệnh viện sắp xếp phòng bệnh như một phòng khách sạn, có đầy đủ tiện nghi như: vệ sinh khép kín, tủ lạnh, truyền hình cáp, wifi, điều hòa, nóng lạnh, giấy vệ sinh, cốc uống nước hằng ngày được cấp riêng cho từng người bệnh…, có nhân viên phục vụ hộ lý dọn phòng bệnh thường xuyên hàng ngày sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng, bảo đảm môi trường trong lành, sạch đẹp và thông thoáng.
Để hỗ trợ người bệnh nhanh bình phục, các bác sỹ, điều dưỡng thường xuyên hỗ trợ bệnh nhân đi dạo
Để hỗ trợ người bệnh nhanh bình phục, các bác sỹ, điều dưỡng thường xuyên hỗ trợ bệnh nhân đi dạo. Ảnh Đức Anh
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
 Hiện tại bệnh viện có 53 bác sỹ, 146 điều dưỡng - KTV và các nhân viên kỹ thuật khác. Hằng năm, bệnh viện tổ chức bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại kiến thức chuyên môn và nâng cao tay nghề cho cán bộ viên chức.
Từ đầu năm 2017 đến nay, bệnh viện đã mời các chuyên gia đầu ngành PHCN, thần kinh... như: Giáo sư, Tiến sỹ Cao Minh Châu - nguyên Chủ nhiệm bộ môn PHCN Đại học Y Hà Nội, nay là Tổng Thư ký Hội PHCN Việt Nam; GS.TS Nguyễn Văn Chương - nguyên Chủ nhiệm bộ môn Nội thần kinh Bệnh viện 103, Học viện Quân y; Dược sỹ cao cấp Nguyễn Thị Phương Châm, cùng nhiều chuyên gia khác về YHCT, hồi sức cấp cứu, quản lý chất lượng bệnh viện, dược lâm sàng... về hỗ trợ, giảng dạy, hướng dẫn, thăm khám, điều trị trực tiếp cho người bệnh và đào tạo nhân lực cho cán bộ bệnh viện. 
Nhiều bệnh nhân bại não đã chọn bệnh viện PHCN để điều trị. Ảnh: Đức Anh
Nhiều bệnh nhân bại não đã chọn bệnh viện PHCN để điều trị. Ảnh: Đức Anh

Bệnh viện đã hợp tác với Trường Đại học Y dược Hải Phòng để đào tạo chuyên khoa định hướng về PHCN cho 53 bác sỹ làm việc tại bệnh viện. Hiện bệnh viện đang tiến hành thủ tục kết hợp với Trường Đại học Y Hà Nội để đào tạo chuyên khoa cấp I (CKI) cho các bác sỹ đang làm việc tại bệnh viện. 

Bệnh viện còn thường xuyên mở các lớp đào tạo liên tục về nhiều lĩnh vực để đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho CBVCLĐ trong toàn bệnh viện; cử cán bộ đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ liên tục đổi mới từ nhiều nước.

Phát triển mô hình “bệnh viện - khách sạn”

Từ tháng 9/2018 đến nay, Bệnh viện đang làm việc, bàn bạc thương thảo với Công ty cổ phần Dưỡng lão và PHCN Taiyo Nhật Bản để hợp tác mở Trung tâm PHCN và dưỡng lão tại Nghệ An. Dự kiến tháng 4/2020, Trung tâm PHCN và Dưỡng lão Việt - Nhật Taiyo - Nghệ An sẽ chính thức đi vào hoạt động. 

Mục tiêu hoạt động của Bệnh viện PHCN Nghệ An cũng như Trung tâm PHCN và Dưỡng lão Việt - Nhật Taiyo - Nghệ An là: Điều trị bệnh không chỉ là hoàn trả lại cấu trúc giải phẫu mà mục tiêu lớn hơn là hoàn trả lại chức năng sống, chức năng sinh hoạt, trả lại sức lao động. Đó chính là mục tiêu mà Bệnh viện PHCN Nghệ An đã và đang đặt ra từ lâu nay và tiếp tục tăng cường để ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của mọi người dân không chỉ trong tỉnh, trong nước mà còn hướng tới vươn tầm quốc tế thế giới. 

Bà Thái Thị Xuân - Giám đốc Bệnh viện 

Bệnh viện PHCN Nghệ An không chỉ quan tâm đến người bệnh là người cao tuổi mà còn đặc biệt quan tâm đến người bệnh là những đối tượng trẻ tuổi, trẻ em và đặc biệt là những người trong độ tuổi lao động. Với mọi đối tượng người bệnh, ở mọi lứa tuổi, mọi vùng miền, mọi tầng lớp xã hội đều được Bệnh viện PHCN Nghệ An quan tâm để giúp họ sớm có cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế tiên tiến hiện đại kết hợp hài hòa Y học cổ truyền Việt Nam và phương Đông. 
Đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng của bệnh viện. Ảnh: Đức Anh
Đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng của bệnh viện. Ảnh: Đức Anh

Cùng với sự phát triển của xã hội và yêu cầu chất lượng khám, chữa bệnh PHCN ngày càng cao, thấu hiểu giá trị của sức khỏe và coi trọng sự hài lòng, niềm tin của người bệnh, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An luôn đặt lợi ích, sự an toàn của người bệnh lên trên hết, xem đó là thước đo của sự thành công và là mục tiêu chiến lược cho sự phát triển bền vững.

Đến với Bệnh viện PHCN Nghệ An, người bệnh còn được thụ hưởng những tiện ích đặc biệt như: thăm khám, điều trị, PHCN, chăm sóc, tư vấn tâm lý và thư giãn… theo quy trình chuẩn. Bệnh viện không chỉ hướng tới mục đích khám, chữa bệnh PHCN an toàn, chuyên nghiệp mà còn muốn người bệnh có dịp được trải nghiệm ăn, ở, phục vụ như một "du khách".

Vào chiều thứ 4 hàng tuần, bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện được cắt tóc miễn phí
Vào chiều thứ 4 hàng tuần, bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện được cắt tóc miễn phí. Ảnh Đức Anh
Tất cả những gì người bệnh cần khi đến Bệnh viện PHCN Nghệ An là: Gạt bỏ hết mọi lo toan, suy tư để hòa mình vào môi trường, không gian mát mẻ, thoải mái, sang trọng và tự tin hưởng thụ những dịch vụ y tế PHCN hoàn hảo nhất. Chúng tôi xem đó là sợi dây nối kết tình cảm đáng trân trọng và cũng là động lực để mô hình "BỆNH VIỆN - KHÁCH SẠN", “Xanh - Sạch - Đẹp” và “Thân Thiện” không ngừng phát triển. 
Với tinh thần: “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”; là “Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin”; mô hình “Bệnh viện - Khách sạn” Xanh - Sạch - Đẹp đầu tiên tại Nghệ An. 

Địa chỉ: Số 220, đường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Nghệ An. 
ĐT Phòng khám: 02383.949.709
ĐT trực 24/24: 02383.952.020
ĐT nóng: 0966.251.414; ĐT hotline: 0912.002.210
ĐT Giám đốc: 0912.487.568.

tin mới

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

(Baonghean.vn) - “Cứ căng thẳng đầu óc là tối về tôi lại không chợp mắt nổi, đêm chỉ ngủ được 1 - 2 tiếng. Sáng dậy đầu ong ong, người mệt mỏi, dễ cáu gắt, không có năng lượng tư vấn cho khách hàng”, chị Vũ Kim Sa - Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hà My chia sẻ.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Bài tập cho người bệnh hen

Bài tập cho người bệnh hen

Mục tiêu của điều trị bệnh hen là giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì khả năng hoạt động bình thường, ngăn ngừa biến chứng… Vậy người bệnh hen nên tập luyện như thế nào?

Cán bộ thú y huyện Diễn Châu tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Phú Hương

Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình nếu địa phương để dịch bệnh dại và cúm gia cầm lây lan, có người tử vong

(Baonghean.vn) - Địa phương nào chủ quan, để dịch bệnh xảy ra và lây lan, có người tử vong do chó mắc bệnh dại cắn hoặc người chết do nhiễm virut cúm gia cầm khi đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc-xin thì chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật đặt stent Graft cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng. Ảnh: Hồ Hà

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An triển khai thường quy kỹ thuật đặt Stent Graft động mạch chủ

(Baonghean.vn) - Đặt Stent Graft động mạch chủ là kỹ thuật khó, chuyên sâu của chuyên ngành tim mạch. Kỹ thuật này đã được triển khai thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ở Nghệ An, hiện mới chỉ có Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện được kỹ thuật này.

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu. Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.

“Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ”

Chương trình livestream 'Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ'

(Baonghean.vn) -Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng tránh và nhận biết sớm đột quỵ? Tất cả sẽ được bác sĩ Bệnh viện ĐKTP Vinh giải đáp trong chương trình “20h Bác sỹ đây rồi”. Chương trình được livestream lúc 20h ngày 20/3 trên các nền tảng số của Báo Nghệ An và BVĐK Thành phố Vinh.