Phát triển thực phẩm sạch từ chăn nuôi sạch

(Baonghean) - Trong bối cảnh thực phẩm chứa các hóa chất có hại đang tràn lan, người tiêu dùng từ thành phố đến nông thôn tìm nhiều cách để “săn tìm” thực phẩm sạch.
Nhu cầu thịt sạch tăng mạnh
Lần nào cũng vậy, khi nhà bà Nguyễn Thị Lam ở khối Văn Tiến, phường Hưng Dũng (TP. Vinh) chuẩn bị mổ lợn, người dân quanh nhà rỉ tai nhau chuẩn bị sang mua. Chị Vũ Thị Giang – giáo viên ở Đô Lương, nhà cạnh bà Lam trước khi đi dạy, không sang mua được cũng nhờ hàng xóm lấy hộ. Chị Giang cho biết, tôi rất lo mua phải thịt trôi nổi, sử dụng thức ăn phối trộn chất cấm, phụ gia không kiểm soát được. Vì thế, bao giờ cũng vậy khi có lợn quê tôi đều mua nhiều để cất giữ trong tủ lạnh dùng dần. 
Không chỉ chị Giang mà nhiều người khi nghe tin có thịt lợn nuôi bằng nước rác (sử dụng đồ ăn dư thừa, không dùng cám tăng trọng có hóa chất) đã cất công dậy từ sớm, chờ đến lượt mua. Rất nhiều người tiêu dùng khi được hỏi đã cho rằng, giá lợn sạch thường cao hơn, vì không sử dụng chất tạo siêu nạc, thành phần mỡ nhiều hơn nên giá cao hơn, nhưng sản phẩm này giúp họ tránh được nỗi lo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thế, một năm vài lần mổ lợn, nhà bà Lam không bao giờ ế hàng.
1
Theo khảo sát của Tổ chức Lương nông Liên Hợp quốc (FAO), người Việt thích ăn thịt lợn. Thực đơn của người Việt thường là 73,3% thịt lợn,17,5% là thịt gia cầm và 9,2% là thịt đỏ. Ảnh QL

Thịt lợn là thành phần nguyên liệu chính trong mỗi bữa ăn của gia đình, nên thông tin lợn nuôi bằng chất kích thích tăng trọng, rồi thịt bò bị bơm nước để tăng trọng lượng hay thịt bẩn, ôi thiu được phù phép bằng hóa chất, thuốc tẩy… khiến chị em nội trợ tìm đủ cách để “săn tìm” thực phẩm sạch. Rất nhiều người đã về quê để đặt mua, thậm chí là nuôi gà, lợn ở quê để tạo nguồn cung cho bữa ăn hàng ngày. Và cũng vì nỗi lo về thực phẩm bẩn, nên hiện nay không khó để bắt gặp các điểm bán hàng quê tại các ngõ phố. Nhờ người nhà chỉ dẫn, vợ chồng anh Thanh ở Đồng Văn (Thanh Chương) sau thời gian nông nhàn đã xuống Vinh buôn bán. Hàng ngày vợ chồng tìm nguồn hàng sạch, sáng sớm dậy từ 2h làm thịt lợn, gà, bò, 5h chở hàng xuống bày bán ở đường Hermann Gmeiner (TP. Vinh). Vất vả nhưng ngày nào hàng của anh cũng đắt hàng.

Thấy nhu cầu sử dụng thực phẩm quê sạch của người dân thành phố ngày càng lớn, trong khi nguồn hàng của người quen cung cấp không phải lúc nào cũng có sẵn nên anh đã sử dụng cả người nhà chuyên thu gom hàng trong xã, ngoài xã để tìm nguồn cung. Để phục vụ cho việc bán hàng, mới đây anh còn sắm hẳn xe ô tô để chở hàng; từ chỗ túng thiếu, gia đình anh làm được nhà 3 tầng khang trang ở quê. Anh Thanh cho hay, khách quen ngày càng đông, hàng bao nhiêu cũng hết nên phải vào tận vùng sâu, vùng xa tìm nguồn hàng. Ở đây, dân tự nuôi gà, lợn không phải là hiếm mà cũng đảm bảo sạch, dân nuôi không dùng cám tăng trọng.
Chăn nuôi theo VietGAHP là tất yếu
Hiện nay, ngoài thịt sạch nuôi nhỏ lẻ trong dân, thì chăn nuôi trang trại theo hướng VietGAHP cũng được triển khai. Ông Lưu Công Hòa - Trưởng phòng Chăn nuôi, Sở NN&PTNT cho biết: Lâu nay người tiêu dùng vẫn e ngại với sản phẩm chăn nuôi theo trang trại mà không biết rằng chăn nuôi trang trại sử dụng thức ăn công nghiệp là tiến bộ khoa học kỹ thuật, vật nuôi được ăn thức ăn công nghiệp có đủ thành phần, đảm bảo dinh dưỡng. Thức ăn này được nghiên cứu phù hợp từng đối tượng, từng loại nhưng hiện giá cao hơn.
Sản phẩm chăn nuôi đăng ký thực hành theo chăn nuôi tốt, trang trại, nông hộ đều có thể coi là sản phẩm sạch. Đáng mừng là gần đây, với sự hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật của dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi, nhiều hộ dân đã bắt đầu hợp tác cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã, áp dụng các quy trình mới, đảm bảo cung cấp sản phẩm thịt sạch ra thị trường.
1
Hàng thịt của anh Thanh (Đồng Văn, Thanh Chương) trên đường SOS, Tp. Vinh

Trang trại chăn nuôi tổng hợp của gia đình ông Trần Văn Nam ở xóm 2A, xã Nam Thanh (Nam Đàn) được nhiều người biết đến. Với trên 150 con lợn, 10 con bò và gần 2.000 con gà, ông Nam tham gia chương trình chăn nuôi VietGAHP ngay từ khi dự án bắt đầu thực hiện ở Nam Thanh.

Nhờ nghiêm túc chấp hành các quy trình nuôi nghiêm ngặt, sản phẩm của gia đình ông những năm gần đây đã tạo dựng được uy tín trong người tiêu dùng. Tư thương từ các huyện và TP. Vinh lên lấy tận trại nên hầu như không phải đưa đi bán. Ngoài việc mua nguồn thức ăn tận gốc tại các nhà máy trên địa bàn tỉnh, giúp sản phẩm chăn nuôi của gia đình không những sạch mà còn giảm được giá thành, hiệu quả thu được cao hơn.

“Sản phẩm VietGAHP đang được người dân dần tin tưởng, tuy nhiên số lượng chưa nhiều, việc tuyên truyền chưa tốt nên hiện nay vẫn còn lẫn lộn với lợn nuôi truyền thống, nuôi không theo quy trình và sử dụng nhiều hóa chất. Tới đây, nếu có sự tham gia của những doanh nghiệp có mô hình chăn nuôi theo chuỗi với quy mô lớn có thể tháo gỡ được những khó khăn này”. – Ông Nam chia sẻ.

Theo tìm hiểu, gần đây chị em nội trợ có xu hướng chuyển sang mua thịt, rau, củ, quả trong các siêu thị, các cửa hàng chuyên về thực phẩm sạch được nuôi trồng theo quy trình VietGAHP có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chị Đặng Thị Tâm - Giám đốc Công ty CP Phủ Diễn APG cho biết: Hiện nay, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cũng như nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm. Vì thế, mặt hàng thịt gà, lợn, rau, củ, quả được trồng đạt chứng nhận quy trình thực hành sản xuất tốt như VietGAHP được người tiêu dùng tin tưởng là hàng sạch, an toàn cho sức khỏe.
Chăn nuôi theo quy trình VietGAHP không chỉ nâng cao khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi thông qua nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chuỗi sản phẩm chăn nuôi theo hướng chăn nuôi sạch từ trang trại đến bàn ăn. Chăn nuôi sạch không chỉ là yêu cầu của thị trường mà còn là yếu tố sống còn của ngành chăn nuôi Việt Nam trước sức ép của thịt nhập khẩu từ các nước có nền chăn nuôi phát triển, có quy trình quản lý an toàn thực phẩm tốt khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào các tổ chức kinh tế thế giới.
Thu Huyền

tin mới

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.