Philippines bảo vệ quyết định cho Mỹ tiếp cận các căn cứ quân sự mới

Theo Phạm Hà (VOV.VN)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Lãnh đạo quốc phòng Philippines vừa đưa ra tuyên bố bảo vệ việc cho Mỹ tiếp cận các căn cứ quân sự mới tại quốc gia Đông Nam Á này.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thăm Philippines nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng vào tháng 2/2023. Ảnh: Jakarta Post.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thăm Philippines nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng vào tháng 2/2023. Ảnh: Jakarta Post.

Quyết định của Philippines cho phép Mỹ mở rộng quyền tiếp cận các căn cứ quân sự của nước này để cải thiện khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa, chứ không nhằm mục đích chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh - đây là khẳng định của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Carlito Galvez trước những lo ngại sau khi Philippines cho phép Mỹ tiếp cận thêm 4 địa điểm căn cứ quân sự, ngoài 5 địa điểm hiện nay theo Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng tăng cường ( EDCA) từ năm 2014.

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Philippines Carlito Galvez nhấn mạnh tình hình địa chính trị khu vực đang ngày càng không ổn định, Philippines muốn tăng cường khả năng phòng thủ trước các tình huống bất ngờ và các mối đe dọa an ninh. Ông Galvez cũng nhấn mạnh Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng tăng cường và các quan hệ đối tác quốc phòng của Philippines “không nhằm mục đích gây hấn”.

Trước đó, Trung Quốc lên tiếng cho rằng việc Mỹ tiếp cận nhiều hơn với các căn cứ quân sự của Philippines đã làm suy yếu sự ổn định khu vực và làm gia tăng căng thẳng. Hiện Philippines chưa tiết lộ cụ thể các địa điểm cho Mỹ tiếp cận, cho biết họ đang trong quá trình nghiên cứu.

Bộ Ngoại giao Philippines cũng cho biết, chính phủ nước này đang trong quá trình soạn thảo hướng dẫn cho các hoạt động hàng hải chung ở Biển Đông bao gồm các cuộc tuần tra chung với các đối tác khu vực. Bộ Ngoại giao Philippines vẫn chưa nêu tên các đối tác khu vực nào sẽ tham gia các cuộc tuần tra chung có thể diễn ra giữa Philippines và Mỹ, nhưng Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Manuel Romualdez trước đó đề cập khả năng có sự tham gia của Australia và Nhật Bản

Bình luận trước thông tin này, Đại sứ Australia tại Philippines Hae Kyong Yu cho biết: Australia đã tham gia các cuộc thảo luận về hoạt động hàng hải kết hợp ở vùng biển quốc tế. Australia mong muốn hợp tác chặt chẽ với các đối tác để ủng hộ luật pháp quốc tế như Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982; Australia cũng có lợi khi các bên tuân thủ vùng biển tự do và cởi mở. Tuy nhiên Đại sứ Hae Kyong Yu cho biết, Australia vẫn chưa đưa ra quyết định về vấn đề này.

Đại sứ quán Nhật Bản tại Manila cho biết, hiện chưa có các cuộc thảo luận chính thức về khả năng tham gia các cuộc tuần tra chung. Tuy nhiên, Nhật Bản sẽ thúc đẩy hợp tác với các đối tác để tăng cường nhận thức về lĩnh vực hàng hải và thực thi luật hàng hải ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Tại phiên điều trần ở Thượng viện, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Enrique Manalo cũng cho biết, về mặt đối tác trong ASEAN, Philippines đang thảo luận với Singapore, Việt Nam và các nước khác trong khu vực nhằm mục đích tăng cường an ninh, không chỉ là quân sự quốc phòng mà còn là an ninh kinh tế./.

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.