Phim Việt lần đầu tiên lọt top 15 Oscar 2023

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Cuối tháng 12/2022, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh Mỹ công bố danh sách rút gọn của giải Oscar 2023. Phim tài liệu mang tên “Những đứa trẻ trong sương (Children of the Mist)” của đạo diễn người Tày Hà Lệ Diễm đã đánh dấu cột mốc lịch sử cho điện ảnh Việt Nam...

Đây là lần đầu tiên chúng ta có một bộ phim được đưa vào danh sách top 15 bộ phim của năm cho đề cử giải “Phim tài liệu hay nhất”.

Cô bé người Tày và hành trình đến với phim tài liệu

Đạo diễn Hà Lệ Diễm sinh năm 1991 trong một gia đình nông dân người Tày tại Bắc Kạn. Diễm trải qua tuổi thơ như bao đứa trẻ khác trong vùng khi ngoài giờ đến trường học chữ, cô cũng theo bạn bè đi mò cua bắt ốc, chăn trâu, thả bò. Có ông nội là nhà giáo, Diễm may mắn khi tuổi thơ luôn có ông là người đồng hành, dạy cô những mặt chữ đầu tiên và cách giải quyết những bài tập, câu hỏi đầu tiên của cuộc đời một đứa trẻ.

Giai đoạn đó, ông bà của Diễm có một chiếc ti vi đen trắng, cứ mỗi lần rảnh là những đứa trẻ trong vùng sẽ đến để cùng xem những chương trình thú vị. Diễm rất đam mê một chương trình truyền hình trải nghiệm có người dẫn là một cặp vợ chồng người Nga đi muôn nơi giới thiệu về thế giới. Cô bé Diễm để ý trên tivi giới thiệu đôi vợ chồng này là phóng viên. Đó là lần đầu tiên Diễm được nghe đến danh xưng ấy và tự nhủ mình sẽ trở thành một phóng viên trong tương lai.

Đạo diễn Hà Lệ Diễm thực hiện phim tài liệu “Những đứa trẻ trong sương”. Ảnh: Fanpage Children of the Mist

Đạo diễn Hà Lệ Diễm thực hiện phim tài liệu “Những đứa trẻ trong sương”. Ảnh: Fanpage Children of the Mist

Khi Hà Lệ Diễm học lên THPT, bấy giờ, mạng Internet chưa phổ biến ở miền núi. Mò mẫm dò tìm trên cuốn sổ in danh mục tên trường đại học và điểm chuẩn, Diễm chọn ngành Báo chí của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội như một điều không thể khác. Đó là giai đoạn mà chưa nhiều người ở nơi Diễm sống học đại học ở Hà Nội nên cô phải tự tìm hiểu, tự quyết định mà không có ai để tư vấn, tâm sự. Sau này nghĩ lại, Diễm bảo, đó là một kiểu cô đơn mà có lẽ mọi đứa trẻ khi trưởng thành đều phải trải qua.

Khi đỗ vào ngành học mơ ước, cô sinh viên người Tày xuống Hà Nội nhập học trong tâm thế đầy rụt rè, bỡ ngỡ. Dưới sự giúp đỡ của bạn bè, Hà Lệ Diễm từng bước làm quen với cuộc sống nơi đô thị. Như một cơ duyên, một hôm, bạn cùng dãy trọ khuyên cô đi học làm phim tài liệu tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng Điện ảnh TPD. Diễm không hiểu thế nào là phim tài liệu và cũng không thấy cần đi học, vì học trên trường đại học là đã đủ để Diễm trở thành phóng viên như mơ ước. Nhưng khi biết đây sẽ là khoá dạy miễn phí cuối cùng của TPD, Diễm quyết định đăng ký đi học. Thật may, cô được lựa chọn vào học trong số rất nhiều hồ sơ gửi đến. Chính khoá học này đã dạy Diễm những bài học vỡ lòng về làm phim tài liệu và đưa cô bước chân vào đời tập tành làm phim tài liệu.

Sinh ra và lớn lên ở miền núi, Hà Lệ Diễm rất thân thuộc với những người phụ nữ, những trẻ em gái người dân tộc thiểu số. Đó là những người mà Diễm cảm thấy hiểu họ và mong muốn được đồng hành với họ. Là một đạo diễn phim tài liệu cho phép Diễm có thời gian đồng hành và hiểu sâu sắc cuộc sống của nhân vật hơn một phóng viên, đó là điều Diễm trải nghiệm khi thực hiện phim tốt nghiệp tại PTD mang tên “Con đi trường học”, kể về một phụ nữ người Dao nhiễm HIV, ngày ngày đạp xe đưa con trai 5 tuổi đi hơn 10 cây số đến trường. Những cảnh quay chân thực và cảm động trong phim như cảnh người mẹ chân trần cõng con qua suối giữa mùa Đông lạnh giá, đôi chân tím tái nhưng chị vẫn đưa con đi học không một ngày ngơi nghỉ. Phim đầu tay này của Diễm nhận được giải “Cánh diều bạc” năm 2013 (năm đó không có giải Cánh diều vàng).

Chuyện về “Những đứa trẻ trong sương”

Năm 2016, Viện nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi trường (iSEE) triển khai chương trình “Cụng, đụng, chạm” để các nghệ sĩ sử dụng chất liệu nghệ thuật và cùng với các cộng đồng người dân tộc thiểu số kể những câu chuyện về văn hoá dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Diễm biết tin và đăng ký tham gia chương trình, với mong muốn tha thiết được kể những câu chuyện về trẻ em người dân tộc thiểu số. Sau đó, cô được sắp xếp lên Sapa, ở nhà anh Má A Pho - nhân vật bố trong phim “Những đứa trẻ trong sương” (Children of the Mist).

Poster phim tài liệu “Những đứa trẻ trong sương”.

Poster phim tài liệu “Những đứa trẻ trong sương”.

Đến Sapa, Diễm đặc biệt quan tâm đến Di - một bé gái 12 tuổi người Mông nhanh nhẹn, cá tính và dễ mến. Qua Di, Diễm như nhìn thấy tuổi thơ của chính mình. Diễm nhận ra rằng với trẻ em dân tộc thiểu số ở những vùng núi cao như chính Diễm và Di, cơ hội duy nhất để có thể đi ra ngoài khám phá thế giới là thông qua trường học và giáo dục. Thế nhưng, Di và những đứa trẻ người Mông ở Sapa đang bị mắc kẹt giữa các phong tục truyền thống và những giá trị hiện đại. Do vậy, việc lớn lên và phải đối mặt với cô đơn, nỗi buồn và hoang mang tìm ra lối đi giữa hai giá trị đó không hề dễ dàng. Đó là điều giữ Diễm theo chân Di, sống ở Sapa để thực hiện phim suốt gần 3 năm, từ khi Di còn là cô bé 12 tuổi cho đến khi trở thành thiếu nữ. Quá trình làm phim này giúp Diễm thấy mình trưởng thành lên nhiều lần khi phải đưa ra những lựa chọn “rất đạo diễn”, như việc cắt phim từ hơn 50 tiếng xuống còn gần 2 tiếng trên bản phim cuối cùng.

Với tư cách là một đạo diễn, những bộ phim như những đứa con. Do đó, chứng kiến phim được đón nhận bởi khán giả và các nhà chuyên môn, Diễm cảm thấy thật hạnh phúc vì “con” mình được đi xa, trải nghiệm muôn nơi trên thế giới. Tuy vậy, cô bảo, cô không làm tất cả với mục đích để phim được đề cử giải này giải nọ. Thực tế, khi đoạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất ở hạng mục Tranh giải quốc tế của Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam 2021, Diễm đã rất bất ngờ, và càng không ngờ phim sẽ được lọt vào danh sách đề cử Oscar vì ở đó quy tụ toàn những phim xuất chúng. Thay vì dồn quá nhiều năng lượng cho việc vận động cho giải thưởng, Diễm muốn tập trung hơn vào quá trình trải nghiệm với chính các nhân vật và đặc biệt hơn, cô quan niệm, một đạo diễn phim không khác nhiều một thợ mộc, khi sản phẩm đã hoàn thiện thì là lúc người thợ tập trung vào sản phẩm mới. Trong tương lai, Diễm vẫn đang khảo sát để bắt tay vào phim tài liệu tiếp theo.

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.