Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Các địa phương phải chăm lo để mọi người dân đều có tết ấm

(Baonghean.vn) - “Dù kinh tế còn nhiều khó khăn, tuy nhiên các địa phương cần có những chính sách chăm lo để mọi người dân được đón một cái tết đầm ấm yên vui; cố gắng để ai cũng có tết.” Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu trong hội nghị trực tuyến ngành lao động.

Sáng 11/1/2021, Bộ LĐ-TB & XH tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ đối với lao động, người có công và xã hội năm 2021.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và chỉ đạo hội nghị.

Điểm cầu Nghệ An do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long và Giám đốc Sở LĐ-TB & XH Đoàn Hồng Vũ chủ trì hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Thanh Nga
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Thanh Nga

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm nhanh

Báo cáo tại hội nghị cho biết, sau 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 – 2020, toàn ngành đã hoàn thiện một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trong lĩnh vực lao động và xã hội; tôn trọng nguyên tắc thị trường, giảm sự can thiệp của Nhà nước, không bỏ lại phía sau các đối tượng yếu thế.

Các thiết chế của thị trường lao động từng bước được hình thành và phát triển thúc đẩy sự vận hành linh hoạt hiệu quả của thị trường như thông lệ các nước, thúc đẩy chuyển dịch lao động giữa các ngành, các khu vực của nền kinh tế. Quy mô nguồn nhân lực được mở rộng, lực lượng lao động tiếp tục tăng từ 54,2 triệu người năm 2015 lên 54,6 triệu người năm 2020; cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực; Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 51, 6 % năm 2015 lên khoảng 64,5 % năm 2020.

Tỷ lệ lao động có việc làm trên địa bàn toàn tỉnh đạt kế hoạch đề ra. Ảnh: tư liệu của P.V
Tỷ lệ lao động có việc làm trên địa bàn toàn tỉnh đạt kế hoạch đề ra. Ảnh tư liệu của P.V

Tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị luôn duy trì dưới 4%. Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công được nâng lên; phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn được đẩy mạnh; đến nay 99,7% hộ gia đình người có công có mức sống cao hoặc bằng mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú...

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm nhanh; từ 9,88% năm 2015 xuống còn 2,75 % cuối năm 2020; Đến nay có trên 3 triệu người, chiếm trên 3% dân số được hưởng trợ cấp thường xuyên.

Phó Tổng Biên tập Báo Nghệ An trao áo ấm cho các em học sinh xã Na Ngoi - Kỳ Sơn. Ảnh tư liệu
Phó Tổng Biên tập Báo Nghệ An trao áo ấm cho các em học sinh xã Na Ngoi - Kỳ Sơn. Ảnh tư liệu

Tại Nghệ An, dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thiên tai lũ lụt gây thiệt hại nặng nề nhưng công tác an sinh xã hội của tỉnh vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tính đến ngày 30/11/2020, UBND tỉnh ban hành quyết định hỗ trợ cho 655.241 đối tượng là người có công với cách mạng; bảo trợ xã hội; người nghèo, cận nghèo; người lao động và người sử dụng lao động, với kinh phí 629.144,75 triệu đồng. Phối hợp chỉ đạo UBND các huyện, thành, thị chi trả kịp thời hỗ trợ cho các nhóm đối tượng theo quyết định của UBND tỉnh; tính đến ngày 30/11/2020, đã chi trả hỗ trợ cho 622.341 người, số tiền đã chi trả 599.217 triệu đồng.

Năm 2020, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho khoảng 38.723 người (đạt 101,6% KH); trong đó, lao động làm việc trong nước 27.906 người, lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 10.718 người (đạt 100% KH). Phong trào Đền ơn đáp nghĩa được xã hội hóa sâu rộng, tính đến ngày 30/11/2020, toàn tỉnh đã huy động được trên 19,2 tỷ đồng cho Quỹ Đền ơn đáp nghĩa. Đã trích  5.139,8 triệu đồng hỗ trợ xây mới và sửa chữa  119  nhà tình nghĩa cho người có công với cách mạng; tặng 52 sổ tiết kiệm cho người có công, với số tiền: 261,5 triệu đồng. 

 Tiếp tục thực hiện tốt an sinh xã hội để mọi người đều có tết ấm

Các đồng chí chủ trì tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Thanh Nga
Các đồng chí chủ trì tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Thanh Nga

Tại hội nghị nhiều điểm cầu đã nêu nhiều ý kiến:  Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn những có những tồn tại hạn chế như một số chính sách chất lượng chưa cao. Cơ cấu đào tạo nghề theo cấp trình độ và ngành nghề còn chưa theo kịp yêu cầu của thị trường lao động và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tỷ lệ thất nghiệp còn cao đặc biệt là khi dịch Covid bùng phát ở nhiều thành phố lớn. Bên cạnh đó tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ và ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp. Tỷ lệ đối tượng  được hưởng trợ cấp xã hội  vẫn thấp hơn thực tế. Thành quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao. Bạo lực trên cơ sở giới , bạo lực và xâm hại trẻ em chưa được ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu: Thời gian tới ngành lao động cần tiếp tục xâu nối làm đơn vị đầu mối để tổng hợp tham mưu cho chính phủ những chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách công nhận hồ sơ cho người có công. Trong bối cảnh dịch Covid – 19 vẫn còn diễn biến phức tạp nên chúng ta tiếp tục vừa chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế. “Thực hiện các mục tiêu kép để vừa phát triển kinh tế, đồng thời cố gắng chăm lo đến đời sống người lao động đặc biệt đối với người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 thông qua các gói hỗ trợ.” Phó Thủ tướng nói.

Năm qua nhiều tổ chức chính trị xã hội đã phối hợp chăm lo đến đời sống của ngưòi nghèo người có công. Ảnh: tư liệu P.V
Năm qua nhiều tổ chức chính trị xã hội đã phối hợp chăm lo đến đời sống của ngưòi nghèo, người có công. Ảnh: tư liệu P.V

Phó Thủ tướng cũng mong muốn: Bộ ngành cũng cần phối hợp tốt với các tổ chức hội, các tổ chức chính trị xã hội để làm sao các đối tượng yếu thế trên mọi miền đất nước được thụ hưởng chính sách. Cần rà soát lại chế độ, chính sách để không bỏ sót đối tượng, không để người có công phải sống trong hoàn cảnh nghèo khó.

“Muốn phát triển tốt thì phải có mạng lưới an sinh tốt, đó là phải có hệ thống bảo hiểm xã hội tốt, cần vận động tuyên truyền để người dân thay đổi thói quen mua bảo hiểm xã hội.” Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó Phó Thủ tướng mong muốn các ngành cần quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu giáo dục nghề nghiệp đuổi kịp giáo dục đại học; số lượng đội ngũ lao động được đào tạo nghề nâng lên, chất lượng tay nghề lao động đạt yêu cầu quốc tế.

Việc thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai cũng cần được củng cố, ngành cần tìm ra những giải pháp mới. Bởi hiện nay việc con nghiện mới sử dụng các chất gây nghiện, đặc biệt là ma túy tổng hợp có chiều hướng gia tăng, tuy nhiên chúng ta chưa tìm ra liệu pháp y học để điều trị cắt cơn.  

“Dù kinh tế còn nhiều khó khăn, tuy nhiên các địa phương, cần có những chính sách chăm lo để người dân được đón một cái tết đầm ấm yên vui, cố gắng ai cũng có tết.” Phó Thủ tướng yêu cầu.

tin mới

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.