Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không để người dân mất lòng tin vào vắc xin

Thành Chung 15/01/2019 18:02

(Baonghean.vn) - Phó Thủ tướng yêu cầu: Ngành y tế cần chỉ đạo cán bộ tiêm vắc xin thực hiện tốt việc khám sàng lọc, theo dõi sát, hướng dẫn tốt cho người dân. 100% cán bộ phải được tập huấn kỹ về phác đồ xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng.

Chiều 15/1, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến “Triển khai công tác y tế năm 2019”. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Kim Tiến chủ trì hội nghị.

Điểm cầu Nghệ An do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Thông và Giám đốc Sở Y tế Dương Đình Chỉnh đồng chủ trì. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các đơn vị y tế trong tỉnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị.

Năm 2018, toàn ngành y tế từ Trung ương đến địa phương đã nỗ lực phấn đấu và hoàn thành đạt và vượt 9/11 các chỉ tiêu y tế cơ bản, trong đó nổi bật là chỉ tiêu số giường bệnh/vạn dân đạt 26,5 (giao 26,0) và tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 87,7% (giao 85,2%).

Ngành y tế thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm quá tải, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, mở rộng mạng lưới bệnh viện vệ tinh, liên thông kết quả xét nghiệm, chẩn đoán, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao kỹ thuật. Mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế ngày càng tăng.

Trong năm 2019, ngành y tế đặt ra mục tiêu: Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, dịch bệnh, góp phần tăng tuổi thọ, nâng cao các chỉ số sức khỏe cơ bản của người dân; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế, tạo nền tảng vững chắc để phát triển hệ thống y tế công bằng, hiệu quả, chất lượng và bền vững, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của các tầng lớp nhân dân.

Điểm cầu Nghệ An tham dự hội nghị trực tuyến. Ảnh: Thành Chung
Điểm cầu Nghệ An tham dự hội nghị trực tuyến. Ảnh: Thành Chung

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã biểu dương những kết quả toàn diện, có tính kế thừa, bền vững mà ngành y tế đã đạt được, đặc biệt là kết quả về độ bao phủ bảo hiểm y tế. Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Năm 2019, y tế phải tốt hơn năm 2018.

Cụ thể, ngành y tế cần tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển độ bao phủ bảo hiểm y tế, phải đảm bảo vượt chỉ tiêu được giao, phấn đấu mọi người dân đều có bảo hiểm y tế. Ngành y tế cần phối hợp, thống nhất cùng ngành bảo hiểm xã hội để có cơ chế thanh toán bảo hiểm y tế ở cơ sở, đúng với tinh thần y tế phòng là chính, y tế cơ sở là nền tảng.

Ngành y tế cần tăng cường năng lực khám chữa bệnh ở bệnh viện từ trên xuống dưới. Đặc biệt, phải có quy định rõ đối với các đơn vị tự chủ để các đơn vị này không chạy theo nguồn thu, lợi nhuận, đảm bảo tinh thần y tế công là phục vụ. Nguồn lực của bệnh viện, nguồn thu bảo hiểm là dành cho phát triển kỹ thuật, thuốc cứu người.

Năm 2019, ngành y tiếp tục tập trung vào y tế cơ sở, củng cố y tế tuyến huyện – tuyến xã; xây dựng bằng được cơ chế thanh toán bảo hiểm y tế tuyến huyện – tuyến xã; đảm bảo cân đối giữa hoạt động dự phòng và điều trị.

Ngành y tế cần ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, nhất là phát huy việc hội chẩn từ xa để làm tốt công tác đào tạo nhân lực; có chương trình kết nối các nhà thuốc, đây là điều bắt buộc, để mọi người dân đều biết xuất xứ, chất lượng, giá cả thuốc.

Nơi nào không triển khai chương trình kết nối các nhà thuốc cần xử lý trách nhiệm. Bên cạnh đó cần sớm xây dựng chương trình quản lý y tế cơ sở, quản lý y tế sức khỏe toàn dân thống nhất, theo phương thức xây dựng từ dưới lên.

 Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh kiểm tra công tác khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin ComBE Five. Ảnh: Hồng Sơn
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh kiểm tra công tác khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin ComBE Five. Ảnh: Hồng Sơn

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Năm 2018 – 2019, ngành y tế có sự thay đổi bất khả kháng về vắc xin tiêm chủng mở rộng khi vắc xin Quinvaxem còn gọi là vắc xin “5 trong 1” dừng sản xuất, chuyển sang vắc xin ComBE Five do Ấn Độ sản xuất theo chỉ định của chương trình tài trợ.

Mới nhất
x
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không để người dân mất lòng tin vào vắc xin
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO