Phụ huynh “đỏ mắt” tìm sách giáo khoa cho con

(Baonghean.vn) - Mặc dù ngày tựu trường đã qua nhưng hiện tại rất nhiều học sinh trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có đủ sách giáo khoa để chuẩn bị cho năm học mới. Tình trạng này, cũng có thể kéo dài vì hiện tại các đơn vị cung ứng chưa chủ động được nguồn sách.

Đến hôm nay, con gái đã vào tuần học đầu tiên của lớp 1 nhưng chị Trần Thị Hồng Hải (phường Hà Huy Tập) vẫn chưa mua đủ sách cho con.

Chia sẻ về điều này, chị cho biết: Từ đầu tháng 8 tôi đã đi mua sách cho cháu và về cơ bản đã đủ. Tuy nhiên, riêng sách Toán và Tiếng Việt thì đã đi đi về về nhiều lần vẫn chưa mua được. Tôi cũng đã đi rất nhiều cửa hàng sách trên địa bàn thành phố nhưng ở đâu họ cũng lắc đầu.

Trong những ngày này, lượng khách đến mua tăng nhưng việc cung ứng rất khó khăn. Ảnh: Mỹ Hà
Rất nhiều sách giáo khoa của các cấp học hiện đang khan hiếm. Ảnh: Mỹ Hà

Tại cửa hàng sách của Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học, chiều 22/8 vẫn có rất nhiều phụ huynh đến tìm mua sách cho con. Tuy nhiên, thật khó để mua đủ một bộ sách theo đúng yêu cầu.

Chị Lê Thị Nga, có con đang học lớp 1 ở Trường Tiểu học Trường Thi cho biết: "Sáng nay, cô giáo chủ nhiệm mới có danh sách các đầu sách giáo khoa đề nghị phụ huynh mua. Nhưng, giờ thì tôi không biết mua ở đâu cho đủ vì hầu như cuốn nào cũng không có. Trong khi đó, tuần này các cháu đã bắt đầu học rồi".

Theo chị Hoài - nhân viên ở cửa hàng: Từ một tuần nay, lượng khách đến mua sách giáo khoa ở cửa hàng tăng đột biến. Tuy nhiên, hiện tại, không chỉ các bậc học đầu cấp mà các cấp học còn lại cũng không còn đủ bộ nào. Như với sách lớp 1, cửa hàng chỉ còn lại một số sách nâng cao, sách tham khảo. Các sách còn lại như Mỹ thuật, Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Đạo đức...đều đã hết.

Điều đáng lo là dù nhu cầu phụ huynh rất cao, thời gian cũng khá cấp bách nhưng chính nhân viên bán hàng cũng không chắc chắn khi nào sách sẽ về đầy đủ. Ở các huyện, tình trạng này cũng không khả quan bởi nguồn sách về rất nhỏ giọt và hầu như ra cuốn nào là hết ngay.

Nhiều phụ huynh có con vào lớp 1 lo lắng vì không tìm đủ sách cho con. Ảnh: Mỹ Hà
Nhiều phụ huynh có con vào lớp 1 lo lắng vì không tìm đủ sách cho con. Ảnh: Mỹ Hà

Trên thực tế, việc khan hiếm sách như năm nay là điều khá bất thường và ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập của học sinh. Về điều này, đại diện của Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học cho biết: Tình trạng thiếu sách đã diễn ra hơn một tháng nay và nhiều nhất là thiếu sách ở các bậc học đầu cấp như lớp 6, lớp 10 và lớp 1.

Nguyên nhân chính là năm nay, số học sinh lớp 1 trên địa bàn tăng đột biết nên nhu cầu về những đầu sách bậc học này của người dân tăng. Bên cạnh đó, đây là các bậc học theo dự kiến năm học tới sẽ thay sách giáo khoa nên về phía nhà xuất bản cũng in cầm chừng. Vì vậy, nguồn về chậm và không đáp ứng được nhu cầu của người mua.

Trước thực tế này, về phía đơn vị cũng đã đề nghị nhà xuất bản sớm cung ứng sách về cho thị trường Nghệ An nhưng lãnh đạo công ty cũng khẳng định, chưa thể chủ động nguồn cung cấp. Số sách về hiện nay khá nhỏ giọt và điều đó thực sự gây khó khăn cho người mua vì họ phải đi lại nhiều lần.

Những ngày cuối tháng 8, lượng khách có nhu cầu mua sách giáo khoa tăng cao. Ảnh: Mỹ Hà
Những ngày cuối tháng 8, lượng khách có nhu cầu mua sách giáo khoa tăng cao. Ảnh: Mỹ Hà

Trong khi tình trạng sách giáo khoa đang khan hiếm, thì sách giáo khoa “lậu” cũng đã xâm nhập vào thị trường, trong đó nhiều nhất là sách Tiếng Anh và sách Mỹ thuật. Hiện đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh cũng đã đi thanh kiểm tra và dự kiến sẽ tiến hành xử phạt nghiêm nếu đơn vị nào cố tình vi phạm.

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.